Nên Bắn Cung Ở Độ Tuổi Nào?

Nên Bắn Cung Ở Độ Tuổi Nào?

Thông thường, nhiều người vẫn nghĩ bắn cung chỉ dành cho các chàng thanh niên khỏe mạnh vì lầm tưởng bộ môn đòi hỏi thể lực cao và kỹ thuật phức tạp.

Nhưng trên thực tế, độ tuổi của người tham gia bắn cung rất đa dạng và trải dài đến ngạc nhiên. Từ thiếu nhi đến người cao tuổi (như ông bà chúng ta) đều có thể cầm cung đến sân tập, vui vẻ cùng với các thành viên khác trong gia đình. 

Mục lục

Trẻ em có thể bắn cung được không?

Thoạt nhiên, cây cung trông có vẻ quá to lớn và việc kéo cung cũng là quá sức đối với trẻ nhỏ. Do vậy mà bắn cung ít khi nằm trong danh sách đăng ký “các môn thể thao ngoại khóa” cho con em mình của nhiều bậc phụ huynh.

Tuy nhiên, vẫn luôn có những mẫu cung nhỏ gọn, được thiết kế phù hợp với vóc dáng và vừa sức kéo cho trẻ nhỏ. Trẻ em hoàn toàn có thể bắn cung, thậm chí là còn xuất sắc hơn hẳn người lớn trong nhiều trường hợp. Bắt đầu bắn cung từ sớm, trẻ nhỏ càng có thêm nhiều thời gian để học hỏi, thích nghi, luyện tập và hoàn thiện kỹ năng của mình hơn. 

Độ tuổi nào là phù hợp để trẻ có thể bắt đầu bắn cung?

Nhìn chung, nhiều chương trình bắn cung trên thế giới vẫn mở các khoá cho thiếu từ 8 tuổi trở lên. Đây được xem là độ tuổi lý tưởng cho các em bắt đầu luyện tập bộ môn.

Bắn cung thường được nhắc đến các lợi ích giúp trẻ em tăng tính tập trung, cải thiện hành vi, nuôi dưỡng lòng tự tin, phát triển thể lực… Ngoài việc là nơi luyện tập, CLB bắn cung cũng giống như một sân chơi mới mang đến cho các em những giờ phút trải nghiệm vui vẻ và cơ hội giao lưu kết bạn với những thành viên cùng trang lứa khác. 

"Bắn cung thiếu nhi tại CLB Trần Quan"

Quan trọng là sự “chín chắn” và thái độ hợp tác

Cần phải nói rõ hơn một chút ở điểm này: cột mốc 8 tuổi chỉ là một thước đo tương đối về điều kiện tham gia bắn cung thiếu nhi. Điều kiện quan trọng hơn để các em tham gia bắn cung chính là sự “chín chắn” và thái độ hợp tác của các em trên sân tập. 

Nếu một em 7 tuổi hay 6 tuổi có thái độ hợp tác tốt, tuân thủ các nguyên tắc an toàn bắn cung, nghe theo lời của hướng dẫn viên thì không có lý do gì để em không được trải nghiệm bắn cung cả. Vẫn luôn có những loại cung nhỏ, lực kéo vừa sức, sải ngắn dành riêng cho các em thiếu nhi. Ngược lại, một em 9 tuổi nhưng nghịch phá, chạy nhảy không nghe lời, không đảm bảo các vấn đề an toàn, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh thì các anh chị buộc phải ngừng việc bắn cung của em lại ngay.

Nhắn thêm, CLB Bắn cung Trần Quan nằm trong khuôn viên của trường tiểu học và có hẳn một “đội quân tí hon” ghé xuống CLB để luyện tập sau giờ học của mình. 

Không những là luyện tập sau giờ học, mà khi hè đến khi các bạn có nhiều thời gian hơn các em cũng rất nhiệt tình tham gia các khóa học bắn cung thiếu nhi vui nhộn tại CLB.

"Đội hình cung thủ nhí vui nhộn"

Ở tuổi lão tướng, tôi đã quá già để bắn cung?

Vượt qua các trở ngại tâm lý

Đừng để trở ngại tâm lý về tuổi tác ngăn cản các cô chú tận hưởng niềm vui khi bắn cung nhé. 

Một chia sẻ từ một cung thủ trên trang Archery Talk :

“ Tôi bắn cung từ lúc 58 tuổi và giờ đã bước sang tuổi 60, càng ngày tôi càng tin bắn cung là một môn thể thao tuyệt vời để những người lớn tuổi có thể thử nghiệm”

Khi già đi, khả năng chơi thể thao của người lớn tuổi chắc chắn sẽ giảm sút so với lúc trẻ. Nếu ta chỉ chơi đúng một môn xưa nay không đổi, thì ta dễ cảm thấy thất vọng khi so sánh ta của hiện tại với ta trong quá khứ.

Nhưng nếu một người lớn tuổi tham gia một môn thể thao mới, bắt đầu mọi thứ từ số không, thì cơ hội khám phá cái mới và cải thiện thành tích rõ ràng là cao hơn. Khi ấy, cảm giác hài lòng và hạnh phúc cũng sẽ tăng theo.

Càng bắn càng đam mê

Bắn cung là một môn thể thao của những mục tiêu, người bắn có thể đặt mục tiêu từ dễ đến khó, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Do vậy, nhiều người càng bắn sẽ càng đam mê, càng “ghiền” cái cảm giác chinh phục mục tiêu đã chọn và gắng bó với bắn cung dài lâu.

Điều thú vị ở CLB Bắn cung Trần Quan là các thành viên có thể đến từ mọi độ tuổi khác nhau, từ bé xíu chỉ mới 7 tuổi cũng có, mà các lão tướng trên 60 cũng không thiếu.

Đầu tiên phải kể đến thầy chủ nhiệm CLB, đam mê bắn cung từ còn rất trẻ, dù có tuổi thầy vẫn duy trì bắn cung đến hiện tại. Không chỉ bắn Cung trần (Barebow)  mà Olympic Recurve Bow hay Cung phức hợp (Compound bow), thầy đều không ngại thử sức.

"Lão tướng bắn cung"

Cô Thoa, một lão tướng dễ thương của CLB. Mỗi dịp cuối tuần cô đều đạp xe lên CLB luyện tập, không ngại mưa nắng. Cô chuyên bắn cung trần (Barebow). Cô vẫn kiên trì luyện tập loại cung này từ lúc bắt đầu tham gia đến giờ nên kết quả bắn cung của cô đã cải thiện không ít.

Một lão tướng khác tại CLB Trần Quan

Còn thanh niên và trung niên thì sao nhỉ?

Nếu các bạn nhỏ và các lão tướng đã vượt qua rào cản của tuổi tác, sức khoẻ và tâm lý cần có để vui vẻ với bắn cung, thì không có lý do gì để các bạn phải ngại ngần với bắn cung cả. “Bắn cung ở bất kỳ độ tuổi nào” có lẽ đã trở thành một câu nói quen thuộc của cộng đồng bắn cung. 

Toàn bộ những điều bạn phải làm là sắp xếp chút thời gian, công việc để thử trải nghiệm và cảm nhận một giờ bắn cung là thế nào. Rồi vài giờ, vài ngày tiếp, ai biết được bạn cũng đứng vào hàng ngũ “những người yêu cung” với tụi “TOXOPHILUS” này?

 

“TOXOPHILUS” - Tên cuốn sách đầu tiên được xuất bản về bắn cung (Nghĩa của từ này có thể được tạm dịch là Người yêu cung/ Kẻ cuồng bắn cung/ Tín đồ bắn cung - được tác giả Roger Ascham xuất bản năm 1545

"NYC - Người yêu cung"
Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Toro

6 Bước Tạo Lập Thói Quen Bắn Cung

6 Bước Tạo Lập Thói Quen Bắn Cung

Các chia sẻ trong bài đến từ kinh nghiệm cá nhân của tác giả, việc cân nhắc áp dụng là tuỳ thuộc vào lựa chọn và hoàn cảnh cụ thể của mỗi người.

Mục lục

Thay Thế Thói Quen Xấu Bằng Một Thói Quen Mới Lành Mạnh

Một thói quen xấu như một vòng lặp không có hồi kết thúc, làm cho chúng ta mắc kẹt trong sự tù túng ngột ngạt và nhàm chán của mỗi ngày. Vậy mà mấy ai bỏ được thói quen xấu của mình vì nhiều lý do. Có thể do ngoại cảnh khó khăn bên ngoài, bản thân thiếu kỷ luật hoặc chỉ đơn giản là chưa tìm được phương pháp thích hợp.

Một trong những cách hiệu quả để từ bỏ thói quen xấu chính là thay thế chúng bằng cách tạo dựng thói quen mới lành mạnh và tích cực hơn. Bài viết xin nói về cách thức tạo lập một thói quen mới hết sức thú vị và vô cùng mạnh mẽ: Thói quen bắn cung.

Bước 1: Xác Định Và Tập Trung Vào 01 Thói Quen

Tại sao chỉ là 01 mà không phải là nhiều thói quen cùng một lúc?

Tưởng tượng “kho ý chí” của bạn là bao gạo trong nhà, các thói quen cần tạo lập là số lượng con trong gia đình. Nếu bạn nuôi càng nhiều con thì gạo ý chí của bạn sẽ cạn kiệt nhanh, không đủ để chu cấp cho các con. Cho dù có thể chu cấp được thì các con của bạn lớn lên cũng sẽ èo uột vì thiếu dinh dưỡng.

Để tối ưu nhất thời gian và sức lực thì chúng ta nên tập trung vào phát triển một thói quen trong một thời điểm nhất định.

Nếu sau này bao gạo ý chí của bạn có thể trở nên to lớn hơn (như nồi cơm Thạch Sanh chẳng hạn:)), thì bạn có thể tính tới việc thử nuôi thêm nhiều con nữa cũng không muộn. Còn bây giờ, để bắt đầu thì bạn chỉ cần tập trung vào một thói quen duy nhất thôi: bắn cung.

Lúc này câu hỏi cần trả lời sẽ là: Bạn muốn tạo lập thói quen mới gì? Vì sao?

Ắt hẳn mỗi người sẽ có nhiều câu trả lời thú vị khác nhau, bạn hãy thử suy nghĩ điều mình muốn làm với bắn cung và liệt kê thật nhiều lý do nhất có thể, sau đó thì viết ra giấy những suy nghĩ ấy.

Đối với mình câu trả lời sẽ là: 

1. Thói quen mà mình muốn tạo lập: Bắn cung mỗi ngày

2. Lý do: 

  • Cảm giác tập trung khi bắn cung
  • Loại bỏ bớt thói quen xấu lười vận động, ngại giao tiếp
  • Có thể bắn chính xác (thắng vài chầu nước mía khi bắn độ trên sân) ở cự ly nào đó
  • Có thêm bạn cùng sở thích để trò chuyện về các hoạt động liên quan đến bắn cung

Bước 2: Cam Kết Thực Hiện Thói Quen Bắn Cung Trong 21 Ngày

Vì sao là 21 ngày mà không phải là 7 ngày hay nhiều hơn?

Nhiều người sẽ rất chần chừ và rất khó để bắt đầu một thói quen mới vì họ phải thay đổi các nếp sống thường ngày của mình. Nhưng nếu ta chịu khó bỏ chút thời gian luyện tập và duy trì hoạt động nào đó mỗi ngày, thì thói quen mới có thể được hình thành. Một số nghiên cứu cho thấy thói quen mới có thể được xây dựng trong khoảng từ 21 đến 30 ngày. 

Theo quan điểm cá nhân của mình, thì 21 ngày là vừa đủ cho việc tạo thói quen bắn cung. 

Tưởng tượng, mình sẽ cảm thấy rất “ngán” nếu phải bắn cung cả đời. Nhưng nếu ai đó chỉ đề nghị: “Bạn có muốn thử bắn cung trong 21 ngày không?” thì mình sẽ cảm thấy bớt do dự hơn. Khoảng thời gian thực hiện thử thách đã được hạn định lại trong một khoảng xác định: 21 ngày – tương đương 03 tuần. Kể ra việc dành 03 tuần của cuộc đời để thử nghiệm một thói quen mới thì cũng không phải lá quá khó để chấp nhận. Và mình sẽ có thể bắt đầu thử thách “21 ngày bắn cung” này một cách thoải mái hơn.

Thử thách mang tên: “21 ngày bắn cung”

Viết xuống cam kết của mình

Với mình, ý tưởng trong đầu sẽ khó thực hiện nếu mình không xác nhận lại bằng việc viết ra hoặc nói ra cho ai đó.

Mình thường viết lên một mẫu giấy ghi chú cam kết thực hiện thử thách của mình. Ví dụ một câu đại loại như: “Trong 21 ngày tới, mình sẽ bắt đầu bắn cung + luyện tập các hoạt động liên quan đến bắn cung 10-30 phút mỗi ngày”.

Sau đó, mình sẽ dán mẩu giấy đâu đó ở nơi dễ nhìn như trước bàn làm việc, cửa tủ lạnh, gương soi đánh răng… để gợi nhớ mình về những dự tính muốn làm. Nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn, những hoạt động viết giúp khẳng định một lần nữa quyết tâm thực hiện của mình và cũng là nhắc nhở bản thân đừng quên thói quen bắn cung mỗi ngày khi nhìn thấy mẫu ghi chú ấy.

 

“Một mẫu ghi chú giúp gợi nhớ về những điều mình muốn thực hiện”

Bước 3: Bắt Đầu Thói Quen Bắn Cung Bằng Những Bước Rất Nhỏ

Bước đi em bé

Một số người thì không bao giờ bắt đầu thực hiện được điều muốn làm vì tính trì hoãn của mình (dù trước đó đã lập ra không biết bao nhiêu kế hoạch). Ngược lại, nhiều người trong chúng ta lại mắc sai lầm khi bắt đầu một thói quen quá cuồng nhiệt như tập liên tục 2 – 3 giờ liên tục, sau đó thì thì mệt mỏi không đủ sức để tiêp tục duy trì trong những ngày sau. 

Giống như bước đi của em bé, cứ từng bước, từng bước chầm chậm thôi. Mình có tới 21 ngày bắn cung nên không cần vội. Hãy thiết kế mục tiêu bắn cung đơn giản, vừa sức, có thể hoàn thành được cho những ngày đầu. Sau đó, nếu mọi việc thuận lợi, mình có thể thay đổi và điều chỉnh mục tiêu cao hơn nếu muốn cũng không muộn.

Ví dụ mục tiêu 03 tuần bắn cung của mình như sau:

Cách bắt đầu với mục tiêu nhỏ này giúp bản thân không cảm thấy sợ vì mục tiêu quá khó hay không cảm thấy nản chí vì kỳ vọng quá cao. Những bước đi đầu tiên tuy đơn giản nhỏ bé nhưng  lại có ý nghĩa lớn. Ai đó nói rằng chỉ cần bắt đầu được thì bạn đã thành công một nửa. Việc còn lại là duy trì thói quen luyện tập ấy đều đặn đến cuối chặng đường mà thôi.

Bước 4: Dừng Lại Và Xem Xét Điều Gì Đã Cản Trở Bản Thân

 Bạn có bao giờ rời vào trường hợp rất muốn thực hiện điều gì đó nhưng loay hoay mãi vẫn không xong, nhiều khi phải buông bỏ giữa chừng. Lúc ấy ta thường sẽ bào chữa với một câu nói kinh điển thế này:

 "Mình cũng muốn bắn cung lắm,...

  • ...nhưng mà mình không có nhiều thời gian và nhà mình xa CLB lắm."
  • ...nhưng mà mình không giỏi, mình khó tiến bộ lắm"
  • ...nhưng chắc mình không hợp với bắn cung."
  • ...nhưng mà bắn cung chắc khó lắm!"
  • ...nhưng không có ai hướng dẫn và tập chung. Chán lắm!"
  • ...nhưng mà dạo này trời mưa, kẹt đường."
Toro

Và còn rất rất nhiều cái “nhưng mà” khác nữa. 

Trong lúc tạo lập thói quen mới, ắt hẳn ai cũng gặp những khó khăn nhất định. Khó khăn là muôn hình vạn trạng. Ai cũng có vấn đề riêng, không ai giống ai, không vấn đề nào giống vấn đề nào. Tựu chung lại, các vấn đề thường rơi vào các nhóm sau:

“Tôi và các vấn đề từ trên trời rơi xuống”

Hãy điềm tĩnh ngồi xuống và từ từ ngẫm lại xem bạn đã gặp phải vấn đề gì trong suốt quá trình thực hiện thử thách bắn cung 21 ngày nhé!

Tìm kiếm nguồn lực và giải pháp

"Nếu muốn bạn sẽ tìm cách, nếu không bạn sẽ tìm lý do."

Mình luôn công nhận luôn có các vấn đề phát sinh xảy ra và khó khăn là có thật. Tuy nhiên, thay vì nhìn nhận một cách hời hợt là bản thân không thể thay đổi, hãy thử cố gắng tìm thêm nguồn lực và thử nhiều cách để giải quyết khác nhau. Quan trọng là mình còn “tìm cách” chứ không phải là “tìm lý do” để trốn tránh thì sớm muộn gì mình cũng sẽ tìm ra phương thức khả dĩ cho các vấn đề của bản thân.

Một số giải pháp cho các vấn đề của mình như sau:

Vấn đề về Thời gian & địa điểm:

  • Lên sân cuối tuần: Những ngày trong tuần mình không lên sân tập, đến tối thứ sáu hay sáng cuối tuần tranh thủ lên tập.
  • Tự tập ở nhà: ở nhà không bắn cung được thì có thể là tập kéo cung, Plank, tập nhảy dây để duy trì thể lực

Vấn đề về Kiến thức, Nhận thức:

  • Trao đổi thêm với các bạn trên sân hoặc hướng dẫn viên, trò chuyện lúc nào cũng hiệu quả và giúp mình ngộ ra điều gì đó về bắn cung
  • Đọc thêm các bài viết như “Hướng dẫn bắn cung” hoặc “Nhập môn bắn cung” để bổ sung kiến thức
  • Tập luyện online: một hình thức mới đang được triển khai của CLB
  • Vượt qua tư tưởng “chắc mình không giỏi” bằng cách… chấp nhận nó. Vâng, mình không giỏi thiệt mà, nên phải luyện tập để bù lại.
  • Thư giãn: chia đội cùng bắn nước mía với anh em CLB (hồi hộp và hấp dẫn vô cùng)

Bước 5: Theo Dõi Tiến Độ

Lập ngay một bảng “Theo dõi tiến độ bắn cung”

Vật dụng cần có:

  • Giấy A4
  • Thước
  • Bút chì
  • Keo

Thực hiện:

  • Kẻ bảng theo dõi đơn giản gồm 21 ô tượng trưng cho 21 ngày
  • Treo hoặc dán vào góc dễ thấy
  •  Đánh dấu Tick vào ô mỗi khi hoàn thành mục tiêu của ngày

Nhớ theo dõi liên tục thói quen bắn cung mỗi ngày.

“Oh yeah, hôm nay mình đã hoàn thành được mục tiêu của ngày!”

Đánh dấu ngay khi hoàn thành mục tiêu mỗi ngày

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, không có gì hài lòng hơn mỗi khi bạn hoàn thành một danh sách công việc hàng ngày. Việc đánh dấu tick hay gạch bỏ những việc đã làm giúp mang lại cảm giác hạnh phúc. 

Bạn không phải là người duy nhất có cảm giác đó đâu, nhiều người thật sự có cảm giác phấn khích khi bảng theo dõi tiến độ dự án của họ chuyển từ đỏ sang màu xanh lục – trạng thái “hoàn thành”.

Mỗi lần đánh dấu  “Tick”vào bảng “Theo dõi bắn cung” bạn sẽ tưởng thưởng cho mình cảm giác hài lòng đó. Động lực tâm lý đơn giản nhưng mạnh mẽ này giúp bạn háo hức thực hiện thói quen cho ngày tiếp theo.

Hãy nhìn "Thanh tiến độ công việc" và cho biết cảm nhận của bạn

Chưa được
25%
Có tiến bộ
57%
Cố thêm chút nữa
82%
Hoàn thành!
100%

Bạn có cảm thấy phấn khích khi nhìn thấy tiến độ công việc được chuyển sang trạng thái “Hoàn thành”  không?

“Không bao giờ nghỉ tập 2 lần liên tiếp”

Trong lúc theo dõi tiến thói quen bắn cung 21 ngày, cũng có thể bạn sẽ quên/bận/mệt/lý do khác… mà nghỉ tập một ngày. Lúc đó hãy khởi động ngay thần chú “Không bao giao nghỉ tập 2 lần liên tiếp” để nhắc nhở bản thân mau chóng quay trở về quỹ đạo cũ.

Bước 6: Xây Dựng Danh Tính Mới Cho Bạn Và Bắn Cung

Sau khi hoàn thành mục tiêu 21 ngày thì thói quen cũng đã dần hình thành. Bạn lại tiếp tục kế hoạch 21 ngày tiếp để duy trì thói quen này. Có thể giữ mục tiêu như cũ hoặc điều chỉnh để “lợi hại” hơn xưa. 

Bạn lại trở về quy trình xác định mục tiêu, vượt qua được khó khăn, hoàn thành mục tiêu mới và lại hài lòng với điều đó. Cứ tiếp tục như vậy, đến khi đã luyện tập đủ nhiều, có đa dạng trải nghiệm với bắn cung, gắn bó với bắn cung thì ngược lại bắn cung cũng trở thành một phần danh tính của bạn.

Tuy hơi trừu tượng nhưng có thể tóm gọn bước này trong một câu như sau: 

"Bắn cung lúc ấy không chỉ đơn giản là thói quen mà còn là một phần cuộc sống của bạn."

Nhăc đến bạn là có thể nhắc đến bắn cung như một sở thích, như một đam mê, như một niềm vui không thể tách rời… 

Bắn cung thể hiện được nội hàm của bản thân và bạn tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng thói quen bắn cung tạo nên một khác biệt lớn trong bạn, giúp phân biệt rõ ràng giữa mình và vô số người xung quanh.

“Bắn cung – một phần của cuộc sống.”

Bắn cung – để thấy mình là mình

BẮN CUNG - ĐỂ THẤY MÌNH LÀ MÌNH

Bài viết không đề cập đến các vấn đề kỹ thuật hay các lời khuyên hữu ích khi bắn cung, càng không phải để cổ vũ mọi người hãy bắn cung vì những tác động tích cực của nó mang lại, chỉ là ghi lại một vài suy ngẫm của bản thân trong quá trình trải nghiệm bắn cung của người viết.

Lạc mất chính mình

Nếu mà nói bắn cung giúp ta tìm thấy chính mình thì cũng có nghĩa là những lúc mình đánh mất chính mình và lạc lối. Vậy đó là khi nào và vì sao?

Thường nhật cuộc sống

Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, có biết bao áp lực đè nặng lên vai của mỗi người, nào là áp lực công việc, áp lực kiếm tiền, mưu sinh, trách nhiệm chăm lo gia đình, thành công trong sự nghiệp… Mỗi sáng người ta (có mình trong đó) thức dậy, đánh răng rửa mặt, thay bộ đồ đẹp đi làm, bước đến cơ quan, giao tiếp với đồng nghiệp, làm việc 8 tiếng (hoặc hơn) ở sở làm, tan ca ra về, ăn tối với gia đình, lướt mạng xã hội rồi bận rộn những chuyện không đâu gì đó, cuối ngày tắt đèn đi ngủ, rồi sáng mai lại tiếp tục đi làm.

Vấn đề là ở chỗ

Vấn đề là ở chỗ, mỗi ngày người ta đều lao vào những hoạt động thường nhật ấy với dáng vẻ bên ngoài rất bình thường nhưng bên trong thì hơi… rỗng. Lo sợ mở mắt vào mỗi sáng với một khối lượng công đang chờ, làm việc chỉ để mưu sinh, đồng nghiệp thì chỉ dừng lại ở mối quan hệ hợp tác, đi lại như “zombie”, ăn uống không để ý đến vị ngon, mất thời gian rất nhiều nhưng đêm về lại canh cánh trong lòng vì nhiều thứ còn ngổn ngang. Cơ thể mệt mỏi, tâm trí luẩn quẩn, mất khả năng tập trung vào những điều tốt đẹp của giây phút hiện tại. Trái tim ta như có một lỗ hổng… Ngày qua ngày, lỗ hổng ấy càng lan rộng, mình không cảm thấy đang có mặt ở hiện tại, mình không còn biết mình là ai, mình muốn gì và cảm thấy lạc lối.

“Vấn đề là ở chỗ, mỗi ngày người ta đều lao vào những hoạt động thường nhật ấy với dáng vẻ bên ngoài rất bình thường nhưng bên trong thì hơi… rỗng”

Đấy đấy, đấy chính là lúc phải dừng lại để tự nhìn lại về cuộc sống, chăm sóc bản thân, làm điều mình muốn tạo những thói quen tích cực mới. Nói chung, mỗi người sẽ có một cách thức khác nhau, có người thì viết, có người vẽ, có người chạy bộ, có người du lịch, thì cũng có người… bắn cung

Mà sao bắn cung có thể giúp được mình nhỉ?

Tập trung chú ý nào!!!

Đầu tiên phải kể đến sức mạnh của sự tập trung. Nếu ăn cơm thì có người sẽ kết hợp cả xem tivi, tán gẫu thậm chí là lướt điện thoại cùng một lúc, nhưng khi bắn cung thì mình chỉ có thể làm đúng một chuyện là bắn cung, không thể làm thêm một hoạt động nào khác (trừ khi bạn quá phi phàm đến độ có thể bật chế độ đa nhiệm vừa tập trung bắn cung vừa…lau nhà chẳng hạn, mà chuyện đó cũng không khuyến khích vì an toàn của những người xung quanh).

Bắn cung là phải chú ý đến các nguyên tắc an toàn rồi mới đến kỹ thuật

Chỉ xét đến việc tuân thủ các nguyên tắc an toàn thì mình cũng đã có biết bao nhiêu thứ phải tập trung chú ý từ chuyện đứng vào vạch nào, khi nào được bắn, tập trung nghe hiệu lệnh, quan sát khi nào được rút tên… (Các bạn có thể xem thêm bài về an toàn khi bắn cung)

Tiếp đến, bắn cung đòi hỏi bản thân phải lưu tâm đến nhiều động tác trong quá trình bắn từ lúc chuẩn bị trước khi bắn (thế đứng, lắp tên, móc ngón tay vào dây…), trong khi bắn (giương cung, kéo dây cung, ngắm mục tiêu, buông tên), sau khi bắn (thả lỏng, giữ nguyên tư thế, tiếp tục các động tác kéo…). Chưa kể, bắn xong cũng phải đi kiểm tra tên với mục tiêu, rút tên cẩn thận. Đối với mình thì không thể không tập trung khi bắn được.

“Có biết bao nhiêu thứ phải tập trung chú ý từ chuyện đứng vào vạch nào, khi nào được bắn, nghe hiệu lệnh, khi nào được rút tên…”

 

Thế giới riêng của cung thủ

Những lúc tập trung bắn cung, mình nghĩ nhiều cung thủ sẽ thấy được cảm giác ấy. Cảm giác chỉ có mình, cung tên và mục tiêu. Thế giới ngưng đọng lại, tách biệt bản thân với phần còn lại xung quanh. Thế giới ấy đôi lúc yên tĩnh đến độ lạ thường, không ai có thể xen vào được (mà chắc cũng không ai có gan dám chen ngang vì rất dễ… ăn tên:)). 

Khi ấy, mình dành hết tâm trí và sức lực cho việc bắn cung, nói cách khác mình bắn cung bằng tất cả con người của mình, phút chốc trút bỏ muộn phiền. Mình có mặt với hiện tại, vậy là mình đặt được bước chân đầu tiên trở về với chính mình. 

Dĩ nhiên là không phải lúc nào mình cũng thành công trong việc tập trung một cách triệt để, dĩ nhiên cũng có lúc bị gián đoạn, có lúc xao lãng, có lúc tâm trí vẫn lưu lạc ở đâu đó. Nhưng quan trọng có là được, tập trung được lúc nào thì vui lúc đó và sau khi bị xao lãng mình hoàn toàn có thể quay lại trong phát bắn sau. 

"Nhắn thêm, mấy bạn hữu bắn cung trên sân hay CLB cũng rất tài năng trong hoạt động tán gẫu, chọc phá, diễn hài để góp phần không nhỏ trong công cuộc thử thách nâng cao sức tập trung của mấy bạn theo năm tháng."

Niềm vui của sự miệt mài

“Thật ra bắn cung chỉ có 2 bước. Bước 1: Bắn vào 10 Bước 2: Lặp lại điều đó”

Để làm được bước 1 không biết phải bắn mấy chục mũi tên, để làm bước 2 không biết phải bắn thêm mấy trăm hay mấy ngàn mũi nữa. Do vậy mà không bắn cung thì thôi, chứ đã bắn đầu bắn rồi thì mình thấy ngoài tập trung ra thì ai cũng miệt mài, mài…bia.

Có người sẽ nghĩ điều đó thật nhàm chán khi phải bắn quá nhiều như vậy, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại.

Giống như khi bắt đầu đọc một quyển sách, ban đầu có thể hơi chậm nhưng bắt đầu đến những khúc cao trào thì càng đọc càng cuốn, càng đọc càng tập trung say sưa, không thể dừng lại. Bắn cung cũng vậy, một khi đã bắt đầu và tập luyện một thời gian thì khó lòng mà dừng lại. Mỗi ngày lại phát hiện một…lỗi sai mới hay một điều gì đó có thể cải thiện. Không có hôm nào giống hôm nào, không có lỗi nào giống lỗi nào, mình sẽ luôn tìm thấy những thứ mới và lại say sưa bắn tiếp.

Mình cũng không phải là một người tập luyện siêng và giỏi, nhưng mình nhớ có một mùa hè năm nào đó, mình bắn từ sáng tới chiều, đã tập nhiều đến độ mình thấy từng động tác trong từng lần bắn, thấy sự miệt mài, thấy dòng chảy đam mê có chút chảy qua người. Và mình cảm thấy vui vì điều đó.

Cho nên mỗi lúc nhìn thấy ai đó siêng năng luyện tập bắn cung thì mình nghĩ họ cũng đang trải qua niềm vui của sự say mê ấy.

Có một mục tiêu để hướng tới

Ngoài bắn cung thì mình cũng thích đi bộ lên núi. Thường thì để phân sức thì mình sẽ chia nhiều chặng trên đường lên núi như cột mốc 800m, 1200m, 2200m… Mỗi lần vượt qua một là mỗi lần mình biết mình đã đến gần với đỉnh núi hơn. Một trong những cảm giác hạnh phúc nhất khi leo đến đỉnh một ngọn núi chính là cảm giác chinh phục, không phải là chinh phục được đỉnh của ngọn núi mà là chinh phục được sự mệt mỏi, sợ hãi, nản chí, yếu đuối của bản thân để hoàn thành điều mình muốn làm.

“Một trong những cảm giác hạnh phúc nhất khi leo đến đỉnh một ngọn núi chính là cảm giác chinh phục, không phải là chinh phục được đỉnh của ngọn núi mà là chinh phục được sự mệt mỏi, sợ hãi, nản chí, yếu đuối của bản thân để hoàn thành điều mình muốn làm.”

Tạo mục tiêu khi luyện tập

Phải nói là với bắn cung thì lúc nào cũng có mục tiêu để mà hướng tới. Mình luôn có thể đặt mục tiêu muốn đạt được trong từng khoảng cách. Ví dụ như, ở khoảng cách cơ bản nhất  5m nếu đã bắn vào tâm bia hết vẫn có thể đặt mục tiêu khó hơn như thu nhỏ bia, chia nhiều bia cùng khoảng cách, bắn đường thẳng trên cùng bia. Rất thành thạo ở 5m rồi lại dời khoảng cách ra xa hơn, 10m, 15m, 18m, 30m và hơn nữa. 

Thậm chí không có mục tiêu thì vẫn có thể tập bắn thẳng, tập giữ lâu, tập động tác chính xác. Không xét về thành tích thì vẫn có thể thử thách bản thân thử nhiều loại cung khác nhau, cung trần, cung truyền thống, cung compound, cung Olympic recurve, chưa chắc mình bắn tốt ở loại này thì có thể bắn tốt với 1 loại cung khác. Nói chung là không có lúc nào cũng có nhiều mục tiêu mới để khám phá trong bắn cung.

Cứ mỗi lần đặt thử thách mới thì mình lại bước vào tập luyện và chinh phục. Lại đối mặt với mệt mỏi, chán nản, lại leo qua vách núi mang tên yếu đuối, lo sợ của bản thân. Và cũng lại thu thập thêm một chút vốn liếng, có thể là kiến thức, kỹ thuật mới hoặc chỉ đơn giản là niềm vui trong quá trình theo đuổi mục tiêu mình đặt ra.

Rèn luyện cơ thể

Cần phải nhắc nhở bản thân là bắn cung không thì không đủ để tiến bộ, phải rèn luyện cơ thể nữa, nhảy dây chạy bộ là những môn bổ trợ tốt cho bắn cung. Thể lực, kỹ thuật rồi mới đến tâm lý (như coach mình đã nói), từng phần phải được rèn luyện thì mới ổn.
Vậy là nhờ bắn cung mà mình có thể tập trung lại, quay về với bản thân, có chút niềm vui, có chút mục tiêu theo đuổi, lại rèn luyện thêm sức khỏe, tìm thấy mình trong hạnh phúc nào đó.

Cung một dây Olympic – Giải mã cung tên và các phụ kiện

Cung một dây Olympic – Giải mã cung tên Thế Vận Hội

Takaharu Furukawa thi đấu bắn cung tại Olympic Tokyo 2020. Ảnh: WA

Bộ môn bắn cung được trình làng lần đầu tại Olympic vào năm 1900 đến 1908, lần nữa vào năm 1920. Năm 1931, Tổ chức bắn cung thế giới – World Archery được thành lập, đến năm 1972 bắn cung được vận động thành công trở thành một môn cố định của Thế Vận Hội.

Các quy định thi đấu, trang thiết bị của môn bắn cung càng ngày được cải tiến, chuẩn hoá và ta có cung Olympic như hiện nay.
Cung Olympic là một loại cung một dây có cánh cung hình dáng cong ngược (recurve bow), bắn mũi tên nhọn đến mục tiêu cách đó 70m. Giá thành của các bộ cung tên này không quá đắt đỏ: giá chỉ khoảng một chiếc xe tay ga tại Việt Nam! (chiếc nào thì không nói)

Cung Olympic khác biệt so với cung "bình thường"

Nếu bạn từng thấy cung và tên trên phim ảnh, thì bạn sẽ thuờng thấy: cung có hình dáng đơn giản, thường chỉ có kích thước gói gọn tương đương cung thủ. Chỉ có cây cung (hình cung, trần trụi) và mũi tên (ống tròn thẳng, nhọn hoặc bén với đuôi lông gà).

Cảnh trong phim Kingdom: Ashin of the North
Cảnh hậu trường phim The Hunger Games

Và cung thủ trong phim thường mang túi đựng mũi tên sau lưng.

Khác ở chỗ...

Ảnh: ojphotos

Các vận động viên đeo túi đựng tên ở hông, quay ra phía sau, đồng thời túi tên (quiver) cũng đựng nhiều phụ kiện linh tinh khác (cung thủ nữ hay đựng son, cung thủ nam hay giấu…thuốc lá). Đùa thôi trong thi đấu thuốc lá thì bị cấm nhé!

Có thể thấy cung của vận động viên gồm các bộ phận (khác màu), phân biệt cánh cungthân cung. Các bộ phận này có thể tháo rời được. Như thế này:

Bộ cung tên thi đấu tiêu chuẩn thường có: thân cung, vài cặp cánh cung, chân đỡ cung, mũi tên, phụ kiện,... Tất cả cho vào hộp hoặc vali.

Và sau 5 phút lắp ráp, ta sẽ có một bộ cung tên thế ni:

Bộ cung chuẩn Olympic của Hàn Quốc, Pháp, Nhật, Đức, Mỹ kết hợp tại CLB Trần Quan Brothers

Vậy mấy cái thanh cân bằng lỉa chỉa kia có tác dụng gì?

Thanh cân bằng (Stabilizer) có tác dụng làm tay đòn đối trọng, làm cho cung nặng hơn, chúi về phía trước, giúp cung thủ ngắm mục tiêu ổn định hơn (không bị rung). Đồng thời làm cung “đầm” hơn. Bộ cân bằng thường có cấu tạo gồm những ống carbon, bịt đầu bằng kim loại (nhôm) và gắn ở phía ngọn là các khối tạ nặng (inox hoặc tungsten) (có thể kèm cục cao su). V-Bar là cái chạc chia góc cho các thanh phụ (ngắn) hướng về phía sau và 2 bên.

Bộ cân bằng dành tiêu chuẩn cho cung Olympic recurve

Cung khi bắn ra thì rung động mạnh. Thanh cân bằng có gắn cao su chống rung sẽ khắc phục điều này. Xem video bạn sẽ thấy sau khi bắn cung rung mạnh, làm quả tạ ở đầu cân bằng “nghoe nguẩy” qua lại lên xuống:

Phương hướng của vật thể: đảo lại (yaw), dọc-xuống (pitch), nghiêng (roll)

Ví dụ một cây cung Olympic được bắn ra theo hướng mũi tên màu xanh lá cây.

  • Thanh cân bằng dài nhất phía trước (thanh chính) sẽ giúp cung ổn định theo hướng dọc lên-xuống (pitch), làm cung chúi xuống, tránh đường cho mũi tên bay đi (cung không bị hất lên trên ảnh hưởng mũi tên bay). Đồng thời giúp ổn định hướng góc đảo trái-phải (yaw).
  • 2 thanh cân bằng ngắn ở hai bên (thanh phụ) sẽ giúp cung ổn định không bị lật nghiêng (roll). 2 thanh ngắn này thường hướng về phía sau, làm đối trọng cho thanh chính phía trước, tăng ổn định pitch.
  • Những tính chất này cần phải sắp xếp và tính toán hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất – hoặc qua thử-và-sai (trial & error)
Một bộ cung có cấu hình cân bằng lý tưởng - thăng bằng tại vị trí đặt ngón tay (như hình), cung lật ngược. Ảnh: bow-international

Cách hoạt động của thước ngắm

Thước ngắm là dụng cụ hỗ trợ ngắm của cung thủ, có chức năng giữthay đổi vị trí đầu ruồi.

Góc nhìn của cung thủ recurve với đầu ruồi thước ngắm
Một loại "ống ngắm" có đầu ruồi phát sáng ở giữa, được gắn vào thước ngắm.

Theo quy định của Olympic, ống ngắm của cung recurve không được phép có thấu kính phóng đại (hay thu nhỏ). Chỉ đơn giản là không có kính hoặc kính trong suốt 0 độ thôi.

Gắn thước ngắm vào không tự động giúp cung thủ “bắn trúng” (accurate). Nó giúp cung thủ “bắn chính xác” (precise) là chính. Để bắn chính xác và bắn trúng, cung thủ cần phải luyện tập rất rất rất rất nhiều và tinh chỉnh trang bị của mình hợp lý.

Để mở khoá kiến thức rõ hơn nữa về cơ chế ngắm-bắn, chỉnh góc, đo đạc khi bắn cung,...vui lòng nạp lần đầu vào Khoá học bắn cung Nâng cao tại CLB Bắn cung Trần Quan.

Bạn thử tra từ điển "accurate" và "precise", tiếng Việt đều có nghĩa là "chính xác". Chúng thật sự khác nhau.

Cách hoạt động của cung

Cung Olympic hiện đại thường cấu tạo từ 3 bộ phận chính: thân cung (riser), các cánh cung (limbs) và dây cung (bowstring)

Thân cung

Thân cung (riser) là bộ phận cứng không đàn hồi hay biến đổi, thường làm bằng hợp kim nhôm, sợi carbon hay vật liệu graphene. Thân cung có tay cầm (grip) nơi cung thủ trực tiếp chạm vào, có lỗ ren để gắn các phụ kiện cần thiết, cũng như khớp gài đặc biệt (tiêu chuẩn ILF hoặc Formula) để gắn cánh cung.

Các cung thủ thường chọn mẫu thân cung theo…sở thích là chính. Các vật liệu và công nghệ trên riser không quá khác biệt giữa các mẫu cao cấp (hi-end). Đó là lý do tại Olympic, bạn có thể thấy mỗi người một kiểu thân cung khác nhau, rẻ có, đắt có, đủ màu sắc. (điển hình như An San sử dụng mẫu riser WIAWIS ATF tầm trung sơn màu cute phô mai que và dành 3 Huy chương vàng Olympic 2020)

Các mẫu riser khác nhau với thiết kế tiêu chuẩn hợp với Olympic. Giá từ chiếc xe Wave trở lên.

Cánh cung

Cánh cung (limb) là tấm vật liệu dẹt, đàn hồi gắn vào 2 đầu của thân cung có chức năng tạo lực bắn mũi tên đi.

Khi gắn đúng chiều vào thân cung, cánh cung có hình dạng cong sẽ hướng phía trước, ngược lại so với dáng cong của thân cung (nên mới có tên là recurve, hay cung cong ngược/cung phản khúc)

Lắp cánh cung đúng thì sẽ được thế này

Cánh cung là bộ phận tạo lực bắn quan trọng của cung. Lực bắn mạnh – yếu hay tầm bắn xa – gần đều phù thuộc vào các cánh cung này. Dù vậy lựa chọn độ dàilực bắn của cánh cung sẽ phụ thuộc vào thể trạng vật lý của cung thủ (đủ khoẻ hay không, sải tay dài hay ngắn). Cánh cung của cung thủ Olympic thường có lực kéo 30-60 pound (13.6 – 27kg) (Olympic không giới hạn lực kéo của cánh cung).

Để tạo ra khả năng đàn hồi mạnh mẽ, bền bỉ, các cánh cung thường có kết cấu nhiều lớp từ nhiều loại vật liệu khác nhau: lõi foam, graphene, gỗ/tre, sợi carbon, sợi thuỷ tinh,… và kết dính với nhau bằng keo epoxy hay tương tự. Ngoài ra hãng Uukha của Pháp lại có cánh cung đặc 100% carbon, được cho là bền bỉ và hiệu suất cao hơn.

Một số dòng cánh cung carbon - gỗ cho cảm giác bắn "đầm tay"
Cánh carbon đặc Uukha VX+ ở bên trái. Các dòng cánh cung khác thay lõi gỗ thành lõi foam, graphene mang lại cảm giác bắn "nhẹ nhưng rát".

Phốt mùa Olympic:

Các lớp vật liệu bị tách ra làm phá hỏng kết cấu của cánh cung. Có thể do thời tiết nắng nóng – ẩm tại châu Á khiến gỗ bị biến dạng, hoặc có lỗi trong thớ gỗ.

Tình trạng này cũng xảy ra nhiều tại Việt Nam, nhất là các loại cánh cung có lõi gỗ. Chỉ là anh này quá xui xẻo, luyện tập cả đời chỉ để thua Olympic uất ức thế này.

VĐV người Phần Lan Antii Vikstrom bên cây cung gãy (lần nữa) của mình, dẫn đến thua ngược khi đang dẫn trước đối thủ (5-3). Dù VĐV nào cũng mang theo cung dự phòng, cú thua đó làm anh rất sốc và không thể tập trung thi đấu (cung dự phòng thường không “quen tay” bằng cung chính).
Được biết, anh dùng mẫu riser Hoyt Faktor + cánh cung Hoyt Velos Gỗ-carbon – nổi tiếng dễ hỏng ở châu Á. Bế tắc hơn là chính cung thủ này trước đó đã từng “phá” nhiều cặp cánh cung (cùng mẫu), giá gần 1000USD/cặp và khiến anh chàng “cháy túi”. (Xem thêm)

oops
Cùng mẫu Hoyt Velos tại Việt Nam. Cùng hỏng tại vị trí cánh cung phía dưới.

Dây cung

Khi mắc dây cung vào ta cần nén căng cánh cung (về phía ngược lại với chiều cong của cánh) một chút.

Dây cung (bowstring) được mắc vào 2 đầu của cánh cung giúp kéo căng cánh cung. Dây cung không đàn hồi. Dây cung phải được làm từ vật liệu nhẹ, chắc chắn và không giãn – sợi Polyester như Dyneema hoặc Dacron là tốt nhất. (chắc hơn cả dây thép nữa)

Dây cung được bện từ nhiều sợi cước nhỏ hơn, được bọc quanh bởi một lớp chỉ cước khác (serving) tại những nơi tiếp xúc với ngón tay, cánh cung.

Đừng nhầm lẫn rằng dây cung là dây thun đàn hồi nhé!

Hoạt ảnh đơn giản về cách hoạt động của cánh cung

Những phụ kiện bổ trợ khác

Ngoài các bộ phận chính đó, cung Olympic còn phải gắn nhiều thứ nữa để trở lên hữu dụng và đạt ưu thế tối đa. Sau đây là danh sách các món “đồ chơi” mà cung thủ Thế Vận Hội nào cũng phải dùng.

Mũi tên (Arrow)

Thông thường mũi tên là những ống trụ tròn có đầu nhọn. Chất liệu ống thường là duy nhất một loại: gỗ; trecarbon nguyên chất; hoặc nhôm.

Những mũi tên của tuyển thủ quốc gia thì khác, họ luôn dùng sản phẩm của hãng Easton, mẫu X10, là loại mũi tên kết hợp nhôm hàng không và sợi carbon nguyên chất: vỏ ngoài carbon có hình trống (ở giữa phình to) bao bọc xung quanh một ống trụ hợp kim nhôm (mác 7075 – nhôm hàng không). Đầu mũi tên làm từ tungsten có trọng lượng riêng lớn, nhỏ nhưng nặng. Khấc đuôi mũi tên hãng Beiter (Đức) bằng nhựa cứng được đúc từ một khuôn duy nhất – nên mọi khấc đuôi đều giống nhau tuyệt đối.

Mũi tên Easton X10 có hình dạng đặc biệt: đoạn giữa phình to, 2 đầu tóp lại có đường kính nhỏ dần

Ngay cả cánh ổn định (vane) của họ cũng đặc biệt: là những tấm nhựa mỏng xoắn mạnh. Được dán vào thân tên bằng keo 2 mặt và keo cách điện (kiểu vậy), cung thủ thường phải tự dán bằng tay (hoặc nhờ ai đó làm giúp).

Ống tên Easton X10 có lõi nhôm bên trong ống carbon
Cánh ổn định của cung thủ Olympic thường có dạng xoắn để tăng độ xoáy của mũi tên.

Những điều trên nhằm giảm trọng lượng, phân bổ trọng tâm, cải thiện khí động học, đảm bảo đồng nhất về hình dáng, kết cấu. Giúp tên bay xa hơn, ổn định và chính xác hơn.

Dù nhìn có vẻ “công nghệ cao”, những mũi tên Easton X10 của cung thủ thì rất mỏng manh, kém bền, cánh ổn định dễ rách. Trung bình giá một mũi tên như thế khoảng 1,5 triệu đồng, việc vô tình phá hỏng nó là chuyện thường ngày ở huyện, làm cho việc luyện tập trở nên tốn kém. Nhưng cái giá phải trả để lấy được huy chương vẫn xứng đáng.

Nếu bạn là người chơi bình thường ở các CLB, hay chỉ mới tập gần đây, việc mua mũi tên X10 thì không cần thiết. Nếu thích và dư dả thì vẫn không có gì sai.

Lẫy kê tên (Arrow rest)

Để mũi tên gác trực tiếp lên thân cung thì không hợp lý lắm vì nó sẽ cản trở mũi tên đi qua. Lẫy kê tên sẽ là một “cánh tay” đỡ lấy mũi tên.

Nó thường là một mẫu nhựa dẻo hoặc là sợi dây thép cứng.

Kê tên của Shibuya với cơ chế đỡ tên là một sợi dây thép
Cho đến phụ kiện hầm hố như này của Spigarelli
Hoặc đơn giản là miếng nhựa dẻo 2,5 đô-la vẫn tới công chuyện luôn!

Thoi đẩy (Plunger)

Thoi đẩy trong bắn cung tương tự như phuộc nhún của xe máy (nhưng hình dáng y như cái bugi). Nó có lò xo ở bên trong và thân piston có thể nhún ra nhún vào. Plunger có tác dụng giữ mũi tên ở đúng vị trí (ở giữa cung) và làm ổn định mũi tên bay qua (mũi tên không bay thẳng mà bị uốn cong bởi lực đẩy đột ngột của dây cung, plunger có nhiệm vụ điều hoà sự biến đổi này)

Plunger Wifler MP-1, một loại thoi đẩy có thiết kế mới không dùng lò xo. Mở banh nó ra thì cũng không thấy gì cả – ngoài mấy cục nam châm đất hiếm tạo lực đẩy êm ái và ổn định hơn.

Không lò xo thép, không tùm lum linh kiện hào nhoáng, chi tiết động ở mức tối thiểu (chỉ duy nhất đầu piston) – quá đơn giản để có thể hỏng. (nam châm sẽ giảm 1% lực từ trong khoảng…100 năm)

Clicker

Đây là một bộ phận đơn giản cấu tạo từ tấm thép, carbon hay que inox cứng – có nhiệm vụ tạo ra âm thanh “click”.
Nó được dùng để cung thủ luyện tập khả năng phản xạ có điều kiện: khi nghe tiếng “click” – cung thủ tự động bắn tên đi.

Clicker gắn vào thân cung, rà trên mũi tên của cung thủ khi giương cung, khi đầu mũi tên lùi về sau và hết cản đường tấm click – tấm click đó tự do và đập vào thân cung, tạo ra âm thanh “chát/ click/ tạch” đủ cho cung thủ nghe thấy. Khi nghe tiếng, cung thủ thả lỏng các ngón tay và cung bắn mũi tên ra.

Bạn biết rằng nếu giương cung càng lùi về đằng sau thì bắn càng mạnh? Nếu kéo dây không đủ thì mũi tên bắn ra yếu đi, rơi xuống, đáp vào mục tiêu ở vị trí thấp hơn. Ở cuộc thi Olympic, lệch một milimét cũng đủ trả giá cho một cái huy chương.

Các mũi tên của cung thủ phải có độ dài y hệt nhau, khối lượng bằng nhau để khi bắn, cung thủ sẽ kéo dây cung về cùng một độ dài sải tay, không sai một ly. Clicker khi kết hợp với độ dài mũi tên như nhau, cung thủ sẽ có được độ chính xác cao (vì lặp đi lặp lại hoàn hảo, bắn mũi nào cũng như mũi nào, không quá mạnh, không quá yếu giúp mũi tên chụm chính xác)

Công năng cũng không khác gì clicker huấn luyện cả

Đệm ngón tay (Fingertab)

Tưởng tượng bạn dùng 3 ngón tay móc lấy một đoạn dây dù, đầu sợi dây cột vào bình nước 21 lít (21kg ~ 46 pound) và nâng khỏi mặt đất. 72 lần. Mỗi lần 10 giây.

Chắc chắn là không con người nào làm được rồi, sợi dây mảnh sẽ cứa rách da ngón tay, chưa kịp mỏi vì cung mạnh thì đã đau ngón tay và bỏ cuộc. Vì vậy cung thủ sẽ luôn có chiếc đệm ngón tay (fingertab) như thế này:

Đệm ngón tay thường là những tấm da bò, ngựa hay nhân tạo giúp bảo vệ các ngón tay của cung thủ. Các sản phẩm dành cho thi đấu còn có bộ phận kim loại/nhựa cứng ghép với nhiều lớp da. Kèm theo đó là cục chia ngón (ngón trỏ và giữa) giúp cung thủ không vô tình chạm ngón tay vào đuôi mũi tên – gây ảnh hưởng đường tên bay.

Dây đeo cung ngón tay (Finger Sling)

Kĩ thuật và thiết bị của môn bắn cung yêu cầu cung thủ thả tay, giúp cung rơi xuống tự nhiên và tránh đường cho mũi tên bay ra. Dây đeo cung đơn giản là để cột vào 2 ngón tay của cung thủ, không cho cung rớt hoàn toàn khỏi bàn tay.

Chuyện sẽ xảy ra nếu bạn “quên” cột dây:

Ông chú phản ứng rất hay vì không hoảng loạn nhặt cung lên. Chồm người về phía trước trong trường bắn rất nguy hiểm, các bạn chú ý khi bắn cung thì hãy bình tĩnh, thư giãn tâm hồn nhé!

Chúng tôi thường lấy dây giày (hay dây lưng quần) cột cho nhanh.

Chiêm ngưỡng các cung thủ tại Olympic Tokyo 2020

Bắn cung thể thao không chỉ có vậy

Thế giới thể thao dùng cung và mũi tên còn vô vàn nội dung khác. Như Cung trợ lực, Cung Truyền thống, cung barebow,… Có thể không nằm trong kì thi Thế Vận Hội danh giá, nhưng vẫn là bộ môn thể thao mọi người có thể tiếp cận, với các thể loại cung khác nhau. Là bộ môn sử dụng vũ khí, các độc giả muốn tham gia hãy luôn nhớ rằng nó chỉ dành cho thể thao thôi nha! Phải chú ý sử dụng an toàn, không dùng để sát sinh hay gây thương tích (thực ra thì cũng rất kém hiệu quả để làm thế)

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bắn cung cho người mới – Nhập môn Cung Thuật

BẮN CUNG
CHO NGƯỜI MỚI

BẮN CUNG CHO NGƯỜI MỚI

NHẬP MÔN CUNG THUẬT HIỆN ĐẠI

NHẬP MÔN CUNG THUẬT HIỆN ĐẠI

Bạn là người mới muốn thử bắn cung mà lại không biết bắt đầu từ đâu?
Chúng tôi hiểu rõ cảm giác đó – môn bắn cung còn mới ở Việt Nam, ít nơi để tham gia, liệu có ai hướng dẫn không,… Và còn có rất nhiều thuật ngữ, trang bị, thể loại, phong cách,… khác nhau.

Rất nhiều thứ để biết, nhiều thứ để học hỏi.

Đây là cung thi đấu Olympic. Nhưng rốt cuộc nó có ý nghĩa gì? Tất cả những cây que lỉa chỉa đó?

Bình tĩnh! Là người mới, đừng vội nhảy vào là chơi “cung Olympic”.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn Cách tham gia bắn cung cho người mới. Trở thành cung thủ mà không lo phải tốn quá nhiều tiền bạcthời gian (như chúng tôi nhiều năm trước – tiêu tốn nhiều xèng mà phải lặn lội khi không có ai dẫn dắt).

Lần đầu bắn cung đều rất phấn khích!

Trước tiên, bạn cần biết CUNG và MŨI TÊN là gì đã.

Cung

Vũ khí tầm xa có cánh đàn hồi, nối 2 đầu bằng dây cung. Bắn ra mũi tên.

Mũi tên

Vật hình trụ tròn, dài, có mũi nhọn hoặc ngạnh. Được bắn ra từ Cung

"Tôi bắn cung 1 lượt hết 10 cây cung trong túi quần."

(nhớ nhé, cung là cái cây cong cong có sợi dây – mũi tên là cái que tròn có mũi nhọn)

Xét về tốc độ, sức mạnh, dễ sử dụng, dễ vận chuyển,… thì cung và tên thua xa súng. Thời đại này cung tên không còn đáng sợ và nguy hiểm nữa.

Người ta dùng cung tên để tập thể thao hoặc giải trí.
Và từ đó, xã hội dần hình thành bộ môn bắn cung, có tính cạnh tranh tốt nên cho vào Olympic luôn.

"Nhưng có mấy người được đi thi Olympic đâu. Tui tự tập ở địa phương được không?"

Đúng vậy, bạn không bắt buộc phải chơi giống như các tuyển thủ Olympic. Có nhiều lựa chọn và miễn là bạn thấy vui, bạn chơi kiểu gì cũng được (tất nhiên là cũng phải trong khuôn khổ an toàn, kỉ luật chung của bộ môn)

Bắn cung thì phải nhớ lắp mũi tên vào

Nếu “lỡ quên” thì thường không đi lại được.
Hãy xem clip test bắn cung không lắp mũi tên (bắn chay/dry fire) và bạn sẽ thấy hậu quả.

Ok nếu bạn đã đọc và hiểu qua phần giới thiệu cơ bản dài dòng ở trên, thì bạn có gan để tiếp tục trở thành cung thủ rồi đấy! “Hàng” mà bạn sắp đụng tới là vũ khí thật, vì vậy, người sử dụng cần có trách nhiệm và nhận thức đủ việc mình làm. Không bắn bậy bạ, không chĩa mũi tên tùm lum, không chủ quan vội vã.

0. Cách dễ nhất: Đóng tiền vào Câu lạc bộ Bắn cung Trần Quan Brothers.

Chúng tôi có cung cấp dịch vụ hướng dẫn bắn cung và cho thuê cung tại trường bắn, giá rất cạnh tranh chỉ dưới 100k một giờ.
Khách đến đây hỏi gì cũng được chúng tôi đều giải đáp, địa chỉ 946 Trường Sa, phường 13, quận 3, TP. HCM.

Nếu quý vị có lỡ bắn phá hư mũi tên như thế này, chúng tôi cũng không bắt đền đâu. (lần đầu thì tha)

"Vấn đề là tui không có đến chỗ CLB của mấy ông được"

Ca khó! Dù vậy, bạn cũng có thể tự lắp đặt một chỗ bắn cung tại nhà thế này. Nhớ chú ý an toàn, có che chắn đủ, không có ai xung quanh.

Chỗ bắn cung cần dài, trống, không có người ở hướng bắn, có rèm chắn, có tường cứng chặn tên, có mục tiêu để bắn vào.

Sau khi giải quyết được chuyện đất đai...

…bạn nên chọn thể loại cung và trường phái mà mình thích.

 

Nếu bạn là người chưa bao giờ chơi cung: hãy dùng cung một dây (cung phản khúc, cung thẳng, cung tự chế, cung giá rẻ, cung giá cao,…) với lực bắn yếu. Cụ thể, dùng cung có lực kéo từ 14lb (pound) đến dưới 20lb (tương đương 7kg – 9kg). Cung trợ lực (compound bow) cũng được – nếu có điều kiện.

Nếu phân vân, hãy chọn tất :)))

Pound (phát âm: pao; viết tắt: LB (không phải ib)) tương đương 0,45kg
Recurve (phát âm: /rəˈkərv/ (rì-cơ-f) - không phải rì-cu-ve hay recuver) nghĩa là "cong ngược" hay "phản khúc".
Compound (phát âm: /ˈkämˌpound/ (cờm-pao)) nghĩa là "phức hợp" (hệ thống puly, đòn bẩy, dây cáp, cánh cung). Ở Việt Nam có người gọi là "cung 3 dây" nhưng để định nghĩa chính xác hơn, chúng tôi dùng "cung trợ lực". Tránh nhầm lẫn với Composite bow (cung đa hợp), là loại cung cổ/hiện đại dùng nhiều loại vật liệu kết hợp để làm cánh cung.

Bắn cung là bộ môn có tiến trình. Văn ôn võ luyện. Như bao bộ môn khác, bạn nên có “đồ nghề” phù hợp để luyện tập lâu dài, có thể nâng cấp, thay thế để có thể phát triển cùng với khả năng của mình.

Bắn cung sử dụng nhiều loại cung khác nhau, nội dung khác nhau. Mỗi người lại có mục tiêu khác nhau, khả năng, điều kiện khác nhau. Bắn cung để giải trí (recreational, hobby) hoặc thể thao chuyên nghiệp (professional, competitive) thì cũng có rất nhiều cách khác nhau để tận hưởng đấy!

1. CUNG TRẦN (Barebow)

  • Cần thủ sẵn: 4 triệu hoặc hơn
  • Thời gian học: 1 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung một dây, cung Olympic
  • Là thể loại cung hiện đại cơ bản nhất mà chúng tôi khuyến nghị cho mọi học viên mới. Dễ chơi, khó ăn, dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, gọn nhẹ. Cũng là bước đệm tốt để tiếp tục chơi và học những trường phái khác, kể cả cung trợ lực.
  • Ngay cả khi học xong Khóa học bắn cung Barebow, bạn vẫn chưa thể “đắc đạo” được sớm. Cung trần vẫn có rất nhiều thử thách phía trước, rất nhiều nội dung để sáng tạo mà trong tương lai sẽ là “món chính” cho mọi phong trào bắn cung tại Việt Nam!
  • Một số dòng barebow hiện đại chính là cung Olympic tiêu chuẩn, chỉ tháo bớt một số phụ kiện (thước ngắm, cân bằng,…). Bạn có thể đầu tư cả bộ cung trần chất lượng và sau đó gắn dần các phụ kiện là trở thành cung thi đấu quốc tế ngay!

2. CUNG NGUYÊN THUỶ (Primitive bow)

  • Cần thủ sẵn: miễn phí cho đến vài chục củ.
  • Thời gian học: 1 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung một dây, cung tự chế
  • Là thể loại cung đơn giản hơn nữa, bạn có thể tự chế bằng gỗ, tre, ống nước, thanh fiberglass và mô phỏng như thời xưa – thời con người tìm mọi cách để phóng mũi tên đi.
  • Hầu hết các dụng cụ của môn bắn cung đều có thể tự tay làm (DIY). Nếu bạn có bộ cung như thế, đừng ngại mà cứ đem tới Câu lạc bộ Bắn cung Trần Quan Brothers, chúng tôi sẽ góp ý và hướng dẫn rõ hơn.
  • Đôi khi bạn thích thú tự chế tạo, hay đơn giản chỉ muốn tiết kiệm nhất có thể, đều vẫn có thể chơi bắn cung và chỉ cần đảm bảo an toàn là được.

3. CUNG PHẢN KHÚC CHÂU Á (Asiatic Recurve bow)

  • Cần thủ sẵn: 3 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung một dây kiểu Châu Á cổ điển (cung Mãn, cung Thổ, cung Hàn, cung Tatar,…)
  • Nếu bạn thích cổ điển, thuần túy và đơn giản, trường phái bắn cung truyền thống có thể dành cho bạn. Cung thể loại này có thể rẻ hoặc đắt tiền tùy vào bạn lựa chọn (tất nhiên là tiền nào của nấy). Chúng thường nhẹ (khối lượng nhỏ), không cần gắn thêm phụ kiện gì, vận hành đơn giản – nhưng sử dụng thành thạo thì khó.
  • Có rất nhiều cách để bắn cung truyền thống, nhiều kiểu để chơi. Có người thích bắn cung mạnh. Có người thích bắn nhanh. Có người thích cơ động. Có người thích sưu tầm. Có người thì thích trải nghiệm. Có người thích trở về lịch sử và tái tạo lại kĩ thuật của cha ông. Có người thích sáng tạo phong cách riêng theo cá tính của mình.
  • Những thứ trên gần như không có giới hạn nào cho cung cổ điển cả. Cứ chơi, cứ trải nghiệm là bạn sẽ “ngộ” ra. Ngay cả khi chúng tôi có Khóa học Bắn cung Truyền thống, chúng tôi chỉ truyền đạt, đúc kết lại thuật bắn cung của một số ít nền văn hóa khác nhau. Còn lại, bạn nên tự nghiên cứu, luyện tập, hình thành riêng cho mình những kĩ năng, mẹo vặt mà bạn thấy hợp lý, an toàn và quan trọng nhất là: vui!

4. CUNG MỘT DÂY THỂ THAO (Target Recurve Bow)

  • Cần thủ sẵn: 10 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: 6 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung phản khúc hiện đại (Olympic recurve)
  • Chuẩn mực của thể thao hiện đại, được sử dụng và chuẩn hóa từ suốt hơn 50 năm nay. Cung recurve Olympic có cấu tạo thường gồm: thân cung (riser), 2 cánh cung đối xứng (limbs), thước ngắm (sight), cân bằng (stabilizer) và nhiều phụ kiện to nhỏ khác.
  • Để luyện tập thể loại cung này, bạn cần phải sở hữu riêng ít nhất một bộ cung, tên phù hợp, đủ đồ chơi, nhiều thời gian để học và luyện tập. Đây được xem là thể loại bắn cung khó, đầu tư cao, có thể làm nhiều người nản lòng và bỏ ngang. Những cung thủ recurve đều là những người có ý chí thép, kiên trì, chịu khó và tất nhiên, có điều kiện 🙂
  • Khi lựa chọn riêng một bộ cung recurve Olympic, bạn nên liên hệ tại các Câu lạc bộ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm về dòng này, cũng như nên tham gia huấn luyện bài bản tại các cơ sở – trường phái này rất khó để tự học. Một huấn luyện viên có tâm, thấu hiểu thì rất được khuyến nghị. (như CLB Trần Quan Brothers)

5. CUNG TRỢ LỰC THỂ THAO (Target Compound bow)

  • Cần thủ sẵn: 15 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: 2 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung trợ lực thể thao
  • Nếu như Cung một dây (Recurve bow) được ví như Đua xe đạp (bộ môn Olympic) thì Cung trợ lực (Compound bow) tương đương như Đua xe MotoGP (không phải bộ môn Olympic).
  • Cung trợ lực cần có sự đầu tư rất lớn về trang thiết bị, phụ kiện, đồ chơi. Do đó, nó cũng thường đắt hơn. Và cũng phấn khích hơn, mạnh hơn, nhanh hơn, khủng hơn 😎 Tùy gu mỗi người, nhưng bạn có thấy cầm cung compound thế này chẳng phải ngầu, góc cạnh, máy móc cơ khí hơn không?
    Dù phụ thuộc nhiều vào thiết bị, thể loại Cung trợ lực cũng không bỏ qua kĩ năng cá nhân của cung thủ đâu nhé! Cũng không phải là dễ hơn cung một dây, chỉ là tiện hơn thôi.
  • Cung trợ lực có đặc điểm: thân cung dài, cánh cung ngắn nhưng rất dày, có bánh ròng rọc, có nhiều dây (từ 2 đến 7 dây). Có cấu tạo phức tạp, cung trợ lực thì nó…trợ lực. Nó giúp bạn giương cung dễ dàng ở lực kéo thấp, khóa sải tay ở chiều dài nhất định (bạn không thể kéo dây cung dài hơn), có lỗ ngắmống ngắm phóng đại (hoặc không) giúp bắn chính xác đáng kể.

Cung trợ lực giúp bạn giương cung nhẹ, nhưng kéo cung thì rất nặng. Hãy tưởng tượng bạn sử dụng cái cầu dao tự động (автомат/circuit breaker (CB)): ở trạng thái Ngắt (Off), bạn gạt cần lên và cảm thấy nó nặng dần – đến ngưỡng 3/4 hành trình thì cần gạt nặng cực đại – tiếp tục đẩy qua ngưỡng đó thì cần gạt trở nên nhẹ đột ngột và giữ luôn ở thế Đóng (On). Khi gạt xuống, cần gạt chỉ cần chạm nhẹ và nó sẽ rơi xuống rất nhanh nhờ có lò xo nén sẵn, lực mạnh và tiếng động lớn.

Cảm giác kéo cung compound giống như bật công tắc này lên. Thử đi.

Chu kỳ kéo cung trợ lực cũng tương tự thế: ban đầu lực kéo nặng tăng dần, sau đó đột ngột nhẹ đi, người bắn không tốn nhiều sức giữ dây cung, chỉ cần tập trung ngắm bắn và bóp cò. Cung compound sẽ bắn tên ra rất mạnh, nhanh, uy lực.

Đó là “đặc sản” của cung trợ lực. Rất lạ và thú vị. Rườm rà nhưng tiện – tiện ở đây là nó phù hợp với nhiều công dân hiện đại ở thành phố bận rộn: học nhanh, dễ chơi, khó ăn.

Là thể loại cung nhiều người theo đuổi nhất tại CLB Bắn cung Trần Quan Brothers.

6. Cung thuật mô phỏng (3D, Field Archery)

  • Cần thủ sẵn: 5 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: nhiều tháng
  • Cung sử dụng: cung một dâycung trợ lực
  • Là trường phái bắn cung sử dụng cung một dây, cung trợ lực đa dạng hơn (rẻ hơn hoặc siêu đắt tùy cá nhân), bắn các mục tiêu mô hình hoặc mục tiêu thay đổi vị trí, cự ly.
  • Vì cung thủ không phải lo lắng về “tiêu chuẩn” nào, nên họ có thể kết hợp đủ loại thiết bị, chơi cung với sự kết hợp của đủ loại đồ chơi. Cung gắn Red-dot Sight, Laser, camera hành trình,… Cung mini, cung level-action, thước ngắm điện tử tự động đo góc, gió, cự ly… Gì cũng có, chơi sao cũng được, miễn là chịu chơi và…chịu chi 😂

7. KỴ XẠ (Horseback Archery)

  • Cần thủ sẵn: nhiều chục triệu
  • Thời gian học: nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung phản khúc Châu Á
  • Hay có thể hiểu là “Cưỡi ngựa bắn cung“. Đây gần như không phải là bộ môn của mọi người. Nhưng nếu bạn có đủ đam mê, thời giankinh tế, thì ngại gì không thử?
  • Về cơ bản, bạn cần có cung phù hợp khi dùng trên lưng ngựa (cung phản khúc Châu Á), cùng với các trang bị tương ứng, sở hữu hoặc mướn một con ngựa. Biết cưỡi ngựa là bắt buộc. Biết bắn cung trên bộ là đương nhiên. Và trong môn Kỵ xạ, bạn cần kết hợp cả hai, ứng biến theo tình huống và luyện tập không ngừng nghỉ.
  • Tại TP.HCM và Hà Nội đều có chỗ để tham gia Kỵ xạ. Nếu có hứng thú, vui lòng liên hệ CLB Trần Quan Brothers để được hướng dẫn cụ thể.

8. Cung Đạo (Kyudo)

  • Cần thủ sẵn: nhiều
  • Thời gian học: nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung Yumi
  • Hiện chỉ có ở Hà Nội. Kyudo không thể tự học, và cần phải được dạy bởi giáo viên có đẳng tương ứng. Chưa kể đến cung Yumi rất dài (trên dưới 2 mét – khó vận chuyển), đắt tiền và các phụ kiện cũng thế.
  • Trong tương lai cũng có thể có thêm một Kyudo dojo tại Buôn Ma Thuột.
  • Chúng tôi thực sự cũng không có nhiều thông tin về Cung Đạo, về cách tham gia cũng như chi phí cụ thể. Nếu bạn có quan tâm thì có thể liên hệ cho Hanoi Kyudo để biết thêm chi tiết.

Bắn cung ở Việt Nam còn rất mới, nhiều khó khăn khi tiếp cận. Cung Thuật vẫn có thể tiết kiệm, đảm bảo an toàn, vui và thú vị nếu bạn biết cách chơi phù hợp. Bạn cũng không nên quá ham rẻ, hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ và đừng ngại hỏi chúng tôi bất cứ thắc mắc gì.

Bắn cung là cho mọi người, không cần phải quý phái, không dành riêng cho quý tộc – chỉ cần bạn có đam mê, nghiêm túc và khi tham gia, hãy là cung thủ thanh tao và ý thức!

Để được tư vấn cụ thể rõ ràng hơn, các bạn có thể liên hệ:
Email: bancungtranquan@gmail.con
Zalo: 0933107539
Đến CLB Bắn cung Trần Quan Brothers tại 946 Trường Sa, P13, Q3, TP.HCM
Inbox cho fanpage: 

Like và Share bài viết nhe!

Bài viết liên quan:

Bắn cung có nguy hiểm không?

Bắn cung có nguy hiểm không?

Như bạn đã biết rằng, cung là vũ khí thô sơ tầm xa, có khả năng phát xạ mũi tên rất mạnh, bắn mũi tên đi xa đến 500 mét! (cung trợ lực hiện đại, cung Thổ Nhĩ Kỳ,…). Liệu cung tên có thực sự nguy hiểm và mang lại nỗi lo ngại cho xã hội không?

Có – nếu bạn chơi ngu.

Chơi cung có bài bản – Không nguy hiểm. Cực kì an toàn.

CUNG TÊN CÓ TIỀM NĂNG CỦA VŨ KHÍ NGUY HIỂM

Ngày xưa cung tên là vũ khí dùng cho săn bắn và chiến tranh – dùng để sát sinh. Nó bắn ra mũi tên nhọn hoặc nhiều loại mũi tên bén, tẩm độc,…khác nhau. Là vũ khí “tay dài” với tầm hiệu quả không cao.

Trong bài viết Quy tắc an toàn Bắn cung, bạn có thể thấy chúng tôi có nêu ra những trường hợp mất an toàn và yêu cầu người tham gia bắn cung phải tuân thủ, cách phòng ngừa trước mắt và lâu dài cũng như đừng cố “chơi dại” với cung tên.

Trong các đôi bạn này, ai là người cầm loại vũ khí "ghê" hơn?

DAO LÀ “CÔNG CỤ” CÓ MẶT NHIỀU NHẤT TRONG CÁC VỤ GIẾT NGƯỜI. 

Theo số liệu ở Hoa Kỳ, thì người chết vì súng nhiều nhất, sau đó là dao và các dụng cụ cắt gọt. Có lẽ ở Việt Nam cũng thế thôi.

Những con dao trong nhà bếp của bạn thoạt nhìn rất bình thường và dễ tiếp cận. Ai cũng có. Có chuyện, rút dao ra và mọi người im lặng (bạn không nên làm thế). Dao vốn dĩ không nguy hiểm, nó chỉ là loại công cụ có cạnh bén. Nguy hiểm chính là người sử dụng nó.

Dễ tiếp cậndễ sử dụng, dao có tỉ lệ rơi vào tay kẻ xấu (hay người không biết dùng) cao, rất tiện lợi trong các tình huống “đặc biệt”. Đôi khi có người còn cải tiến nó thành “vũ khí” khủng hơn (như phóng lợn, mã tấu,..) và sức tàn phá gây ra là vô biên. Dao ngày càng cải tiến và có sức sát thương cao nếu dùng cho mục đích hại người. Chẳng phải trong các game hành động bắn súng bạn đều luôn được phát ít nhất một con dao? 1 hoặc 2 đòn là đủ hạ gục đối phương rồi.

Ảnh chụp màn hình trò chơi CS:GO

CUNG LÀ “VŨ KHÍ” TỆ NHẤT NẾU PHẢI CHỌN ĐỂ BEM NHAU 

  • Cung và tên có giá không rẻ. Không phải ai cũng mua được (được mua và muốn mua).
  • Cung thì to, dài, nặng. Mũi tên cũng dài. Kích thước như thế thì khó giấu, khó vận chuyển, khó lắp đặt và sẵn sàng cho các tình huống “đặc biệt”. Để bắn được cung, bạn còn phải có mang theo một số phụ kiện ngoại vi khác mới dùng được.
  • Cung thì quá vướng víu để có thể vừa cơ động vừa bắn, gần như phải đứng bằng 2 chân trên mặt đất mới dùng được, nỏ đủ mạnh thì bạn cần 1-3 phút để lên dây, lắp mũi tên và bắn.
  • Cung và nỏ hoạt động rất ồn (lên đến 90dB). Nên nó không hề “lén lút” như bạn nghĩ. Bắn cung trong nhà kín thì rất chói tai.
  • Cung và nỏ tốn nhiều thời gian để trang bị và sẵn sàng để dùng. Phải cầm cung cả 2 tay, căng dây, giương cung/nỏ, ngắm mục tiêu thì mới bắn được.
  • Không phải lúc nào cũng chính xác và trong tình huống căng thẳng, con người khó mà bình tĩnh để làm các “thủ tục” bắn cung để loại bỏ đối phương.
  • Để bắn chính xác (vô nghĩa nếu bắn không trúng), cung thủ cần phải luyện tập và được đào tạo trong thời gian dài. Bắn cung thì khó. Không đơn giản như đưa súng lên bóp cò xả tự động hay quờ quạng mã tấu là trúng mục tiêu.
    Thường thì “cung ai nấy dùng”, cần phải tinh chỉnh phù hợp theo từng người (và dùng quen). Không phải cứ nhặt cung lên là bắn được.
  • Cung bắn chậm. Bạn cần 3 đến 20 giây để bắn 1 mũi tên từ cung; 1 đến 3 phút để bắn một mũi tên từ nỏ. Vận tốc mũi tên trung bình chỉ từ 50-100m/s (hầu hết đạn hoả lực đều nhanh hơn tốc độ âm thanh, dao đâm người với tốc độ ánh sáng).
Cung thường cao, nặng, phải có tư thế đứng rất vững mới có thể bắn được những dòng cung hạng nặng.

“CÙI” NHƯ THẾ, VẬY SỐ PHẬN CỦA CUNG TÊN ĐI VỀ ĐÂU? 

Từ khi có sự xuất hiện của súng cầm tay, cung tên nhanh chóng lụi tàn trong quân đội cũng như các nhóm tội phạm khác. Chiến tranh quy mô bự không trọng dụng cung tên nữa. Châu Âu từ bỏ cung tên từ thế kỉ 16 (ở Châu Á phải đến đầu thế kỉ 19 mới hết thời). Cung tên không còn là vũ khí đáng sợ mang lại tai ương, chết chóc, mà chỉ là “ký ức” trong quá khứ. (mấy ông vua có mới nới cũ) 

Từ thế kỉ 17, cung tên dần trở thành thú tiêu khiển rải rác trong giới quý tộc phương tây. Phải đến thế kỉ 18, các tổ chức bắn cung giải trí, thi đua dần được thiết lập và giới thiệu đến công chúng. 

Từ biểu tượng của chiến tranh, giờ đã trở thành đồ chơi cho vui ở đồng cỏ.

Những năm 1840 đánh dấu sự chuyển mình của bắn cung giải trí thành bắn cung thể thao. Từ đó, các tiêu chuẩn của bộ môn, dụng cụ bắn cung được đưa ra và dần trở thành môn thể thao bình thường trên khắp thế giới (và cũng trở thành nền công nghiệp của Mỹ – cung tên hiện đại đều dùng ốc vít chuẩn hệ Inch, mang lại nhiều phiền phức cho các quốc gia dùng hệ SI (như Việt Nam và phần còn lại của thế giới))

Ở một số quốc gia (như Mỹ, Trung Quốc, Đức…) cho phép săn bắn thú rừng. Đây cũng là một loại hình thể thao (game) phổ biến, phục vụ nhu cầu giải trí cũng như giúp kiểm soát số lượng cá thể động vật trong khu vực. Ở Việt Nam thì cấm hoàn toàn việc săn bắn động vật hoang dã, nên bạn chỉ có thể tham gia bắn cung thể thao mục tiêu thôi nhé!

Tranh từ năm 1822, buổi tụ họp của hội "Cung thủ Hoàng gia Anh quốc".

BẮN CUNG KHÔNG NGUY HIỂM, MÀ CÒN LÀ BỘ MÔN AN TOÀN NHẤT

Nghe thật vô lý! Tin thì tin không tin thì tin. Kể từ khi súng được phát minh, số người thiệt mạng vì cung giảm đáng kể và dần đến con số 0.

Cung thì không nguy hiểm.
Mũi tên nhọn thì có nguy hiểm.
Việc bắn cung thì có tiềm năng nguy hiểm.
Bộ môn bắn cung thì lại là môn an toàn nhất (khi chơi đúng)

Sự phức tạpnhiều điều kiện rắc rối đã nêu ở trên đã làm chùn bước rất nhiều người tham gia bắn cung. Những cá nhân hấp tấp, ẩu tả, kém học thức sẽ không bao giờ/không có khả năng chấp nhận “chơi” cung (đến các cơ sở bắn cung sẽ bị đuổi).

Còn lại những cá nhân cẩn thận, nhận thức tốt, đạo đức tốt. Những con người này sẽ luôn biết họ đang làm gì, có trách nhiệm với hành động của mình, chấp hành các quy tắc an toàn và cố gắng giữ cho bản thân, mọi người được “lành lặn”.

Kết quả, không có chấn thương nghiêm trọng nào được ghi nhận trong môn bắn cung ở Việt Nam. Ở Câu lạc bộ Bắn cung Trần Quan, không có một trường hợp bị thương nặng nhẹ nào xảy ra từ khi bắt đầu thành lập (2016) đến giờ. Ở các quốc gia khác, bắn cung cũng được ghi nhận là một trong những môn thể thao ít có chấn thương nhất. (té ngã ở sân bắn cung là vi phạm nội quy, nên các trường bắn đều cấm chạy nhảy, đùa giỡn).

So sánh với các môn thể thao phổ biến khác, bạn có nhận ra rằng bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, xe đạp,… thì nguy hiểm và tỉ lệ chấn thương nhiều hơn đáng kế không? (gãy xương, bong gân, chuột rút, đứt dây chằng, tai nạn giao thông,…).

Tai nạn xảy ra hầu như không xảy ra bởi phương tiện hay thiết bị của môn đó, mà thường do chính người tham gia. Nếu không được đào tạo tốt, bản tính nóng nảy, cà chớn, không cẩn thận (hoặc xui xẻo) thì luôn có tai hoạ chờ sẵn cho đồng chí đó. An toàn là trên hết. Nhớ nhé, các cung thủ!

Chấp hành các qui định tại trường bắn - Mọi người khoẻ - Mọi người vui - Mọi người lành lặn :))

Tags: 

Từ khoá: bắn cung an toàn, quy tắc an toàn, bắn cung thể thao

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

Bắn cung an toàn – Những điều bạn PHẢI biết

Bắn cung an toàn – Những điều bạn PHẢI biết

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, an toàn luôn được đóng vai trò quan trọng. Xách xe ra ngoài đường, bạn luôn phải mang nón bảo hiểm, thắt dây an toàn đúng không? Và còn phải có giấy phép lái xe nữa (chứng tỏ rằng người cầm lái biết luật giao thông, giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng).

Bắn cung cũng vậy, là một môn thể thao sử dụng “hàng”, bạn cần phải có trách nhiệm trong việc sử dụng nó đúng cách, an toàn, tôn trọng thiết bị và con người.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các quy tắc bắn cung an toàn, dựa theo những quy định an toàn ở nước ngoài và điều chỉnh cho phù hợp ở Việt Nam.

Ảnh minh hoạ: một mẫu quảng cáo bảo hiểm của công ty Société Générale.

NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN PHẢI LUÔN NHỚ

  • Cung và tên là vũ khí thô sơ tầm xa. Có thể gây sát thương.
  • Luôn có khả năng bạn sẽ bắn hụt, lỡ tay thả cung. Bất chấp bạn là ai.
  • Mũi tên bắn ra có độ xuyên cao, cho dù nó không nhọn.
  • Luôn dùng cung với mũi tên phù hợp.
  • Không bắn cung khi đã dùng rượu, bia, chất kích thích hay bị kích động. Hãy nghĩ về an toàn và luật pháp trước khi làm điều gì điên rồ.
Tranh nhại vẽ bởi y.ssanoha: Zuikaku vô tình bắn trúng Kaga, bên cạnh là "y tá" Taigei. (Kantai Collection)

QUY TẮC CHUNG ĐỂ BẮN CUNG AN TOÀN

  • Không hướng mũi tên và cung vào người, động vật, công trình mà bản thân sẽ không có ý định bắn.
  • Không bắn mũi tên thẳng lên trời hoặc góc cao hơn 15 độ so với mặt đất.a
  • Nếu cùng bắn cung với nhiều người khác, mọi người chỉ đứng ngang hàng nhaukhông cúi người xuống khi cung thủ khác đang bắn.
  • Chỉ bắn cung khi có khu vực bắn an toàn, có bia mục tiêu, tấm chặn hoặc tường chắn dày và đủ cao.
  • Không bắn thả dây cung khi chưa có mũi tên. Điều này sẽ gây hư hỏng cung cũng như tổn thương người sử dụng nó.b
  • Khi rút tên ra khỏi bia, phải đứng về một phía bên ngoài các mũi tên và đảm bảo rằng không có bất kỳ ai đang ở ngay sau lưng.c
  • Chỉ đi bộ trong khu vực bắn. Không chạy, nhảy đột ngột, đi đứng cẩn thận tránh bị ngã

Tại sao lại có quy tắc đó và tôi có buộc phải làm theo không?

Có, và đó là cách duy nhất để giữ cho môn thể thao bắn cung luôn có hình ảnh lành mạnh, thân thiện với mọi người, an toàn để tham gia và giữ được sức khoẻ (lẫn tính mạng).

Chúng tôi sẽ giải thích tại sao:

1. Luôn có khả năng bạn sẽ “lỡ tay” bắn trật

Dù bạn có khoẻ, giỏi, kinh nghiệm bắn cung bao lâu đi nữa vẫn có lúc bạn sẽ bắn trượt hoặc lỡ tay (điều này rất bình thường, chúng tôi đôi khi cũng bắn hụt). Trục trặc thiết bị cũng gây ra “lỡ tay” (cướp cò ở cung trợ lực). Dù là VĐV bơi lội chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể bị đuối nước. Vì vậy, bạn không được hướng mũi tên quá cao, vào người, động vật, góc bắn ngang phải trong phạm vi góc 40 độ về phía trước (mỗi bên 20 độ). Cũng như hãy đảm bảo rằng khi xảy ra “lỡ tay” thì mũi tên vẫn trong tầm kiểm soát và không gây nguy hiểm. Tấm chắn đằng sau mục tiêu là trang bị không thể thiếu.

Có người phía trước thì không được giương cung lên bắn. Kể cả chưa có ý định bắn, hay chưa lắp mũi tên.

2. Mũi tên có động năng lớn và độ xuyên cao

Dù có động năng nhỏ hơn nhiều so với đạn hoả lực, nhưng mũi tên cũng có thể xuyên được nhiều thứ. Bạn cần chú ý về mục tiêu của mình và những thứ xung quanh: liệu khi “lỡ” xuyên qua thì có gây hư tổn cho đồ vật, tài sản hay sinh vật sống khác không?
Đừng đặt mục tiêu trước cửa kính, trước tường đẹp, hay có những vật quý giá xung quanh – nếu có chuyện xảy ra thì bạn là người hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nhớ tính đến trượt hợp mũi tên bị bật ngược nữa.

Mũi tên gặp tường gạch thì cũng uổng lắm nha!

3. Dùng mũi tên phù hợp

Có nhiều loại mũi tên có thể dùng chung cho nhiều loại cung, nhưng cần phải chú ý về độ dài (không dùng tên quá ngắn) và tình trạng của mũi tên. (Tên quá ngắn thì có nguy cơ rơi khỏi cung, mũi tên sẽ đâm vào tay. Mũi tên bị tét hay quá yếu sẽ không chịu được lực đẩy tức thời của cung)

Phải luôn kiểm tra mũi tên thường xuyên. Chỉ được dùng mũi tên nguyên vẹn, lành lặn. Nếu phát hiện có vết nứt, tét, tách sợi thì phải bỏ đi và tiêu huỷ nó.

4. Không uống cung trước khi bắn bia

Dùng đồ uống có cồn, chất kích thích, kích động tâm lý khi bắn cung dễ dẫn đến các điều 2, 1, 3 trên, có thể gây thương tích cho bản thân và người khác.

5. Không hướng mũi tên và cung vào người, động vật, công trình mà bạn không có ý định bắn

Bạn luôn có thể “lỡ tay” và gây ra tổn thương ngoài dự đoán, bạn có thể đối mặt với án phạt hình sự cũng như bộ môn bắn cung sẽ có thêm tai tiếng, gây ra sự cấm đoán gay gắt trong tương lai. Hãy nghĩ về bản thân và cộng đồng.

6. Không bắn thẳng lên trời hoặc chĩa cung với góc cao hơn 15 độ

Chú thích a: trừ khi bạn sở hữu một mảnh đất dài hơn 500m, rộng hơn 50m. Bạn phải có trách nhiệm thu hồi các mũi tên đã bắn ra (chuyện gì sẽ xảy ra nếu kẻ xấu/trẻ em nhặt được mũi tên của bạn?). Bắn cung lên trời cũng không nên, mũi tên rơi xuống rất nhanh, gió có thể làm đổi hướng và bạn không biết nó sẽ rơi xuống đâu.

Không bắn lên trời. Không giương cung quá cao dù chưa bắn.

Bạn có từng thấy những cung thủ chuyên nghiệp, đội tuyển quốc gia, Olympic giương cung rất cao? Chả lẽ họ sai? Họ không tuân thủ qui tắc an toàn?

The Director of Shooting shall be advised if an athlete, when drawing back the string of his bow uses any technique which, in the opinion of the Judges, could allow the arrow, if accidentally released, to fly beyond a safety zone or safety arrangements (overshoot area, net, wall etc.). If an athlete persists in using such a technique, he shall, in the interest of safety, be asked by the Chairperson of the Tournament Judge Commission or the Director of Shooting to stop shooting immediately and to leave the field.

Tóm lại, luật thi đấu bắn cung có ghi “nếu trọng tài cảm thấy cung thủ dùng kĩ thuật gì đó mà có thể vô tình làm mũi tên bay ra khỏi khu vực an toàn, thì sẽ bị nhắc nhở. Nếu vẫn không chấp hành -> đuổi”.

Vậy “khu vực an toàn” là khu vực thế nào?

Nếu “vô tình” thì mũi tên sẽ bay đến đâu?

Qui định như vậy là rất hợp lý, rất bao quát.

“Khu vực an toàn” thì sẽ dựa vào điều kiện thực tế ngay tại đó: sân thi đấu Olympic rất dài, rộng, có tường chắn – cung thủ sẽ có nhiều giới hạn an toàn hơn và mọi người sẽ bớt lo về việc một vài mũi tên đi lạc. Tiêu chuẩn về “an toàn” cũng sẽ thấp hơn và VĐV có thể giương cung cao “khá” thoải mái. Trong video, cung thủ nữ dùng cung recurve với có sức kéo không quá mạnh (lực 40lb, sải 25″), việc giơ tay cao khi chưa kéo hết sải tay cũng khó mà đưa mũi tên bay xa hơn 100 mét được – nên hoàn toàn hợp lệ với qui định của World Archery.

Sân bắn cung của các câu lạc bộ, nằm ở trung tâm thành phố, khu đô thị, kể cả nông thôn vắng người thì không có sự xa xỉ đó: kích thước nhỏ hơn, xung quanh nhiều nhà dân, công trình dân sự, hay không có rào chắn thì việc ai đó lang thang gần đấy không thể tránh khỏi. Việc mũi tên đi lạc là tuyệt đối không được phép xảy ra. Vì vậy ở tất cả các CLB quanh thế giới đều nghiêm cấm việc giương cung góc cao. Cung thủ tập luyện, người mới chơi hay dùng cung nhẹ thì việc giương cung lên trời không mang lại lợi ích gì cho người bắn cả. Nếu có, thì nó lại quá nhỏ, và cũng không đáng để làm thế.

  • Theo tính toán của chúng tôi, giới hạn 15 độ là chắc cú nhất. Điều này được áp dụng triệt để tại CLB và sẽ không nương tay nếu bất cứ ai vi phạm.

Vậy, nếu bạn đang ở Việt Nam, hay ở CLB nào đấy ở đất nước khác: tuyệt đối chấp hành qui định tại cơ sở đó. Không bao giờ giương cung lên trời. Nếu bị nhắc nhở về vấn đề đó – hãy sám hối và khắc phục ngay.

Nếu bạn là người quản lý CLB, hướng dẫn viên bắn cung: phải chú ý đến quá trình bắn của tất cả mọi người, nếu thấy ai kéo cung cao (sky-draw) thì phải lập tức chấn chỉnh, giải thích và hướng dẫn cho người tham gia.

7. Khu vực bắn cung phải đủ an toàn

Nếu không có, bạn không nên bắn cung hoặc tổ chức bắn cung.

Tiêu chuẩn để một sân bắn cung đủ an toàn vẫn chưa có hướng dẫn, qui định và chế tài cụ thể (ví dụ như Phòng cháy chữa cháy). Vì vậy chúng ta sẽ phải làm tốt nhất có thể và phải luôn “trừ hao” mọi trường hợp có thể xảy ra.

Trên tinh thần là khu bắn cung cần có vách che chắn mũi tên, chỗ đứng bắn phải có hàng lối đàng hoàng và qui trình bắn đảm bảo mũi tên không hướng vào người, vật. Chúng tôi sẽ tổng hợp và phổ biến các tiêu chuẩn an toàn bắn cung trong tương lai. Để được hướng dẫn cụ thể, vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

8. Không bắn cung khi chưa lắp mũi tên

Giang hồ gọi đó là “bắn chay” (dry-fire).
Chú thích b: việc kéo và thả dây cung khi chưa lắp mũi tên sẽ làm thế giới quay lưng với bạn (cung bị hư – bạn sẽ tiếc; bạn sẽ phải đền bù nếu như cung đó là của người khác; bạn sẽ bị thương; nhà sản xuất và seller sẽ từ chối bảo hành;…). Khi bạn “bắn chay” và làm hỏng cung, những cung thủ có kinh nghiệm nhìn qua là biết ngay, bạn không nên lươn lẹo và nói dối rằng “tự nhiên nó hư chứ đâu phải do tôi”.

Một người bình thường khi cầm cây cung lần đầu tiên, họ sẽ kéo "thử". 98% sẽ thả dây cung ngay sau đó, và BÒM! Vì vậy nếu bạn có "thử lực kéo" khi chưa lắp mũi tên, hãy cẩn thận và chậm rãi trả ngược về.
Third Hand Cannot Fire Release - dụng cụ hỗ trợ kéo cung nhưng không thể bắn, giúp bạn "kéo thử" mà không lo bị cướp cò, trượt tay

9. Rút tên từ tốn

Chú thích c: Khi rút tên khỏi bia mục tiêu phải cẩn thận, những sợi vật liệu trên thân tên có thể cứa vào các ngón tay. Cũng như khi rút tên thì phải né đuôi mũi tên ra, vì bạn có thể vô tình đâm bản thân hoặc người khác. Nên sử dụng cao su hỗ trợ rút tên nếu có.
Đầu mũi tên thường nhọn, và đuôi mũi tên cũng thế. Bản thân người viết chưa từng bị thương vì đầu mũi tên, nhưng đuôi mũi tên thì có. Đầu mũi tên như mũi dao thì đuôi tên như mũi kéo, nếu bạn bị ngã và bằng cách nào đó lại ngã vào các mũi tên đang ghim trên bia, cắm trong ống, cầm trên tay,… đảm bảo sẽ không có cái kết đẹp. Vì vậy tốt nhất khi bắn cung ở trường bắn bạn nên đi bộ, tránh bị ngã cũng như đừng đùa giỡn quá mức.

10. Bắn cung khá ồn ào

Cung tuỳ loại có thể gây ra tiếng nổ lớn (nếu bắn chay (dry-fire) thì tiếng nổ còn to hơn nữa!). Mũi tên được bắn vào bia cũng có tiếng động mạnh, càng tồi tệ hơn nếu mũi tên đâm trúng vật cứng, kim loại. Vì vậy, bạn cần phải chú ý để không làm ồn người nhà, hàng xóm, trẻ nhỏ, xem xét kế hoạch cách âm… Có thể làm một bữa nhậu với hàng xóm và thông báo rằng “Tôi bắn cung chứ không có mở vinahey”.

Cầu toàn, để mọi người lành lặn

Bạn có bao giờ chứng kiến cầu thủ bị gãy chân, căng dây chằng, trầy gối các kiểu; cua-rơ bị té sấp mặt hay võ sĩ quyền anh đấm rụng răng đối thủ? Khá thường xuyên đúng không?

Còn trong môn bắn cung thì khi bạn té ngã cũng là vi phạm quy định (do ngay từ đầu trong sân bắn cung cấm chạy nhảy đùa giỡn). Bạn có thể xem tại đây để tìm hiểu tại sao Bắn cung là bộ môn an toàn nhất.

Là những cung thủ hiện đại, văn minh, có trách nhiệm, mọi người hãy cùng hợp tác và chấp hành những quy tắc an toàn bắn cung!

Để tham khảo các văn bản về Quy tắc an toàn bắn cung, cũng như download và in ra dán khắp nhà, cơ sở bắn cung, câu lạc bộ,… Các bạn có thể dùng những nội dung sau (miễn phí và có thể sử dụng với mọi mục đích):

  • Quy tắc an toàn bắn cung (tiếng Việt): [OneDrive-PDF
  • Archery Range Safety (English): [OneDrive-PDF]
  • Archery Range Safety in Vietnam (with explainations) (English): [OneDrive-DOCX]
Mọi góp ý hay thắc mắc vui lòng liên hệ email: bancungtranquan@gmail.com

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

Xem thêm các bài viết:

Học bắn cung một dây – Hướng dẫn bắn cung recurve cơ bản

Học bắn cung một dây – Hướng dẫn bắn cung recurve cơ bản

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr
Bạn chưa học bắn cung bao giờ và không biết cách bắn cung thế nào cho đúng? Bạn có một (hoặc nhiều) cây cung và mũi tên nhưng không biết làm thế nào để bắn hiệu quả và chính xác?

Dưới đây sẽ là cách học bắn cung mà chúng tôi thường hướng dẫn mọi người tại Câu lạc bộ Bắn cung Trần Quan, các bạn có thể tham khảo trước để khi đến đây bớt bỡ ngỡ hơn cũng như làm tài liệu tự học bắn cung tại nhà!

Đây nhé tôi đã in ra sẵn rồi, ai không chấp hành thì ăn counter đấy!

Đầu tiên, có những quy tắc an toàn khi học bắn cung mà bạn cần chấp hành tại Trần Quan:

  1. Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của người dẫn bắn: cung và tên là vũ khí có thể gây sát thương, vì vậy không đùa được đâu!
  2. KHÔNG nhặt mũi tên nếu bạn lỡ làm rơi xuống đất. Cúi người xuống nhặt cái-gì-đó thì rất dễ bị ăn tên từ những cung thủ khác đó. Lỡ làm rớt mũi tên? Lấy mũi tên khác bắn tiếp.

  3. KHÔNG hướng mũi tên vào người khác: kể cả bạn có bắn hay không, chỉ mũi tên vào người khác cũng như chĩa súng vậy, rất dễ gây sang chấn tâm lý, trầm cảm liên hoàn.

  4. KHÔNG bắn thả cung khi chưa lắp mũi tên:
    – Cùng ôn tập nào! Vật Lý lớp 9: Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc chuyển từ vật này sang vật khác.
    – Cung bắn mũi tên đi nhờ năng lượng được tạo ra từ thế năng đàn hồi của 2 cánh cung. Nếu bạn không lắp mũi tên vào thì tất cả năng lượng đó chuyển đi đâu? Chuyển ngược trở lại vào dây cung, cánh cung.
    Bùm! Bể cung, đứt dây. Ta gọi nó là “bắn chay”. Nguy hiểm và khó lường trước – nhớ lắp tên vào cung trước khi bắn nghen!

  5. KHÔNG giương cung cao hơn góc 15 độ (so với mặt đất): giương cao bắn xa qua tới nhà người ta, pay nóc!

  6. Chỉ bắn cung khi đã đứng đúng vị trí Vạch bắn: Vạch kẻ ngang nằm giữa hai chân – 01 chân trước vạch, 01 chân sau vạch, không chân nào chạm vào vạch. Bắn cung mà, có phải chạy đua đâu.

  7. Kiểm tra cung, tên thường xuyên: nếu có điều gì bất thường về cung và tên, phải báo cho người dẫn bắn ngay lập tức.

  8. Chỉ thu hồi mũi tên khi tất cả mọi người đã kết thúc loạt bắn và theo hiệu lệnh của người dẫn bắn. Xem điều 1.

  9. Không được chạy, nhảy, nô đùa. Chỉ đi bộ ở trường bắn (chạy nhanh dễ té ngã sấp mặt vào mũi tên trên bia, cắm ở ống,…)

Hướng dẫn sinh tồn (học bắn cung an toàn)

Không loot khi mọi người đang bắn
Không quay cung ngang
Không bắn người
Không chạy hoặc lướt
Không bắn chim
Sau khi được phổ biến về các quy tắc dài lê thê, bắt bạn thề thốt hứa hẹn các kiểu không vi phạm những điều trên, Taigei sẽ xuất hiện từ biển cả và nhắc nhở bạn lần nữa! Nhớ nhe! An toàn là trên hết!
Nhớ bắn cung an toàn nhe

Rồi giờ mình có thể bắt đầu bắn cung!

BƯỚC 0:

Trang bị phụ kiện bảo hộ và kiến thức an toàn.

Thông thường, bạn sẽ cần ít nhất một giáp đeo cánh tay (armguard – để bảo vệ cánh tay không bị dây cung đập vào), tóc dài cần phải cột lên, mặc quần áo gọn gàng đảm bảo không bị vướng, đau ngón tay có thể yêu cầu đệm ngón tay (fingertab).

Có nhiều cung thủ lâu năm có thể không đeo đủ đồ bảo hộ (như tôi), nhưng nếu bạn đang học bắn cung gần đây, thì nên mang đủ nhé!

BƯỚC 1: Vào vị trí:

  • Đứng giữa vạch bắn, xoay ngang người 90 độ (vai hướng thẳng đến mục tiêu), 2 chân song song (hoặc chữ V tự nhiên).
  • Ống đựng mũi tên ở đằng sau, tay không thuận cầm cung, nếu mỏi thì có thể chống một cánh cung lên mũi giày. Bạn nào có lót mũi giày đi xe côn tay lại càng hợp lý!

BƯỚC 2: Lắp tên

  • 02 ngón tay duy nhất cầm lấy ĐUÔI TÊN (dễ thao tác nhất – tin tôi đi bạn tôi ơi)
  • Vẫn giữ cung thẳng đứng (không quay ngang cung như trong phim, game – làm thế sẽ gây phiền người xung quanh), xỏ mũi tên qua dây cung và đặt lên lẫy đỡ mũi tên. Đuôi tên phải được gài chặt vào dây cung và phải được đặt đúng phía bên dưới điểm đánh dấu. (nếu có 2 điểm đánh dấu thì gắn vào giữa)

BƯỚC 3: Giương cung

  • Dùng 3 đầu ngón tay (trỏ, giữa, áp út) móc vào dây cung ở vị trí dưới mũi tên.
    • 3 ngón đặt dưới mũi tên là kỹ thuật barebow, dễ ngắm bắn hơn. Ngón tay không chạm mũi tên sẽ giúp mũi tên không bị động đậy trong lúc bắn.
    • Mũi tên lọt khe giữa 2 ngón tay là kỹ thuật freestyle, nâng cao, khó ngắm bắn hơn. Nếu là người mới chúng tôi khuyên không nên dùng kỹ thuật này.
  • Nhẹ nhàng giương cung lên, hướng mũi tên vào mục tiêu. Tránh dao động mạnh và nhanh để mũi tên không bị rơi khỏi cung.

BƯỚC 4: Kéo cung

  • Giữ cùi chỏ cao ngang vai, đồng thời chậm rãi kéo cánh tay về phía sau. Mắt vẫn nhìn mục tiêu.
  • Kéo dây cung về phía sau đến khi đầu ngón trỏ chạm vào mặt (thường là khoé môi). Điều này giúp bạn có 1 điểm tựa giữa các phát bắn, hạn chế run rẩy, dễ nhớ. Đồng thời giúp bắn chính xác hơn.
    (Đừng lo, dây cung chạm vào mặt thì khi bắn, dây cung chỉ bay ra khỏi mặt, chứ không sượt ngang qua)

Bước 6: Ngắm bắn

Ngắm kiểu gì cho đúng?

Có nhiều cách. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật ngắm bắn cung cơ bản và thuần tuý nhất.

  • Mở cả 2 mắt và tập trung nhìn mục tiêu (bằng mắt phải nếu là cung tay phải; bằng mắt trái nếu là cung tay trái).
    (Nếu cảm thấy loạn, bạn có thể nhắm 1 mắt lại (cung tay phải nhắm mắt trái, mở mắt phải; cung tay trái nhắm mắt phải mở mắt trái))
  • Bạn chỉ cần tưởng tượng (hoặc ghi nhớ) hướng mũi tên sẽ (đã) bay ra.
  • Điều chỉnh góc bắn nếu cần thiết và ướm vào mục tiêu.
Để ngắm bắn cung cũng như ném 1 trái lựu đạn trong game vậy. Thấy bắn vào là mình...bắn thôi!

BƯỚC 7: BẮN

Để bắn, bạn chỉ cần thả lỏng các ngón tay.

Không nên “búng” các ngón tay, điều này sẽ làm dây cung dao động trái phải không tự nhiên, giảm độ chính xác. 

BƯỚC 8: Kết thúc phát bắn

  • Tay cầm cung giữ nguyên, mắt vẫn nhìn mục tiêu.
  • Tay kéo dây cung thả lỏng tự nhiên, không nên bật tay mạnh ra các hướng (hoặc vuốt tay ra sau cho fabulous!)

Đang trong quá trình bắn có lỡ làm rơi mũi tên thì đừng nhặt lên nhé. Bơ chúng nó luôn!

Vậy là bạn đã nắm được nguyên tắc cơ bản để học bắn cung rồi đấy! Cố gắng luyện tập thêm!

Xem thêm: Những lỗi bắn cung cơ bản của người mới. [đang cập nhật]

Facebook Page CLB bắn cung Trần Quan Brothers, Balista Archery

À đúng rồi, bắn cung xong thì thu mũi tên về chứ!
  • Nếu bắn hết số mũi tên sớm hơn mọi người khác, bạn phải chờ cho đến khi nào boss ra hiệu lệnh “Dừng bắn, rút tên” thì mới được phép tiến tới lấy tên về.
  • Không được tự ý rút tên. Vì không ai liều như Lượm chạy lon ton ở khu vực đạn lạc cả. (Quy định an toàn #8)
  • Mũi tên ghim vào bia dính rất chặt, bạn không thể chỉ cầm cả bó tên mà rút ra được, mũi tên sẽ kéo theo cả vật liệu bia và đè bạn bẹp lép!

Vì vậy phải có (ít nhất) 01 tay giữ bia ngay mũi tên cần rút.
Đứng bên trái thì chặn bằng tay trái. Và ngược lại.

Bạn cũng cần phải đứng nép qua bên cạnh mũi tên, quan sát xem có ai ở ngay đằng sau không. Vì bạn có thể vô tình đâm bản thân hoặc người đằng sau bằng đuôi mũi tên khi rút ra.

  • Dùng tay còn lại nắm chặt lấy thân mũi tên (ở vị trí sát mặt bia, không nắm ở giữa hay ở đuôi) và rút từng mũi tên một ra khỏi bia.
  • Sau khi rút được 1 mũi, bạn có thể chuyển nó qua tay giữ bia, nắm lại và “đấm” vào bia để giữ tay rút tên được rảnh, và tiếp tục rút từng mũi đến khi hết.
  • Nếu mũi tên bám quá chặt, bạn nên nhờ hỗ trợ từ người khác hoặc gọi boss.
  • Đi bộ về vị trí bắn, khi cầm mũi tên thì nên hướng đầu mũi tên xuống đất (xem Quy định an toàn #3)
  • Nếu bạn rút tên xong sớm hơn mọi người khác và về vị trí, bạn phải quan sát xem phía trước có còn ai (hay con mèo) nào không, nếu trống và an toàn thì…đợi tiếp. Boss sẽ scan trường bắn lần cuối và ra hiệu lệnh phù hợp.
    Nhớ nhe, đảm bảo không còn ai phía trước thì mới có thể bắn cung!

Chia sẻ bài viết:

Về tác giả:

Cung thủ trường phái tự do