Bắn cung cho người mới – Nhập môn Cung Thuật

BẮN CUNG
CHO NGƯỜI MỚI

BẮN CUNG CHO NGƯỜI MỚI

NHẬP MÔN CUNG THUẬT HIỆN ĐẠI

NHẬP MÔN CUNG THUẬT HIỆN ĐẠI

Bạn là người mới muốn thử bắn cung mà lại không biết bắt đầu từ đâu?
Chúng tôi hiểu rõ cảm giác đó – môn bắn cung còn mới ở Việt Nam, ít nơi để tham gia, liệu có ai hướng dẫn không,… Và còn có rất nhiều thuật ngữ, trang bị, thể loại, phong cách,… khác nhau.

Rất nhiều thứ để biết, nhiều thứ để học hỏi.

Đây là cung thi đấu Olympic. Nhưng rốt cuộc nó có ý nghĩa gì? Tất cả những cây que lỉa chỉa đó?

Bình tĩnh! Là người mới, đừng vội nhảy vào là chơi “cung Olympic”.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn Cách tham gia bắn cung cho người mới. Trở thành cung thủ mà không lo phải tốn quá nhiều tiền bạcthời gian (như chúng tôi nhiều năm trước – tiêu tốn nhiều xèng mà phải lặn lội khi không có ai dẫn dắt).

Lần đầu bắn cung đều rất phấn khích!

Trước tiên, bạn cần biết CUNG và MŨI TÊN là gì đã.

Cung

Vũ khí tầm xa có cánh đàn hồi, nối 2 đầu bằng dây cung. Bắn ra mũi tên.

Mũi tên

Vật hình trụ tròn, dài, có mũi nhọn hoặc ngạnh. Được bắn ra từ Cung

"Tôi bắn cung 1 lượt hết 10 cây cung trong túi quần."

(nhớ nhé, cung là cái cây cong cong có sợi dây – mũi tên là cái que tròn có mũi nhọn)

Xét về tốc độ, sức mạnh, dễ sử dụng, dễ vận chuyển,… thì cung và tên thua xa súng. Thời đại này cung tên không còn đáng sợ và nguy hiểm nữa.

Người ta dùng cung tên để tập thể thao hoặc giải trí.
Và từ đó, xã hội dần hình thành bộ môn bắn cung, có tính cạnh tranh tốt nên cho vào Olympic luôn.

"Nhưng có mấy người được đi thi Olympic đâu. Tui tự tập ở địa phương được không?"

Đúng vậy, bạn không bắt buộc phải chơi giống như các tuyển thủ Olympic. Có nhiều lựa chọn và miễn là bạn thấy vui, bạn chơi kiểu gì cũng được (tất nhiên là cũng phải trong khuôn khổ an toàn, kỉ luật chung của bộ môn)

Bắn cung thì phải nhớ lắp mũi tên vào

Nếu “lỡ quên” thì thường không đi lại được.
Hãy xem clip test bắn cung không lắp mũi tên (bắn chay/dry fire) và bạn sẽ thấy hậu quả.

Ok nếu bạn đã đọc và hiểu qua phần giới thiệu cơ bản dài dòng ở trên, thì bạn có gan để tiếp tục trở thành cung thủ rồi đấy! “Hàng” mà bạn sắp đụng tới là vũ khí thật, vì vậy, người sử dụng cần có trách nhiệm và nhận thức đủ việc mình làm. Không bắn bậy bạ, không chĩa mũi tên tùm lum, không chủ quan vội vã.

0. Cách dễ nhất: Đóng tiền vào Câu lạc bộ Bắn cung Trần Quan Brothers.

Chúng tôi có cung cấp dịch vụ hướng dẫn bắn cung và cho thuê cung tại trường bắn, giá rất cạnh tranh chỉ dưới 100k một giờ.
Khách đến đây hỏi gì cũng được chúng tôi đều giải đáp, địa chỉ 946 Trường Sa, phường 13, quận 3, TP. HCM.

Nếu quý vị có lỡ bắn phá hư mũi tên như thế này, chúng tôi cũng không bắt đền đâu. (lần đầu thì tha)

"Vấn đề là tui không có đến chỗ CLB của mấy ông được"

Ca khó! Dù vậy, bạn cũng có thể tự lắp đặt một chỗ bắn cung tại nhà thế này. Nhớ chú ý an toàn, có che chắn đủ, không có ai xung quanh.

Chỗ bắn cung cần dài, trống, không có người ở hướng bắn, có rèm chắn, có tường cứng chặn tên, có mục tiêu để bắn vào.

Sau khi giải quyết được chuyện đất đai...

…bạn nên chọn thể loại cung và trường phái mà mình thích.

 

Nếu bạn là người chưa bao giờ chơi cung: hãy dùng cung một dây (cung phản khúc, cung thẳng, cung tự chế, cung giá rẻ, cung giá cao,…) với lực bắn yếu. Cụ thể, dùng cung có lực kéo từ 14lb (pound) đến dưới 20lb (tương đương 7kg – 9kg). Cung trợ lực (compound bow) cũng được – nếu có điều kiện.

Nếu phân vân, hãy chọn tất :)))

Pound (phát âm: pao; viết tắt: LB (không phải ib)) tương đương 0,45kg
Recurve (phát âm: /rəˈkərv/ (rì-cơ-f) - không phải rì-cu-ve hay recuver) nghĩa là "cong ngược" hay "phản khúc".
Compound (phát âm: /ˈkämˌpound/ (cờm-pao)) nghĩa là "phức hợp" (hệ thống puly, đòn bẩy, dây cáp, cánh cung). Ở Việt Nam có người gọi là "cung 3 dây" nhưng để định nghĩa chính xác hơn, chúng tôi dùng "cung trợ lực". Tránh nhầm lẫn với Composite bow (cung đa hợp), là loại cung cổ/hiện đại dùng nhiều loại vật liệu kết hợp để làm cánh cung.

Bắn cung là bộ môn có tiến trình. Văn ôn võ luyện. Như bao bộ môn khác, bạn nên có “đồ nghề” phù hợp để luyện tập lâu dài, có thể nâng cấp, thay thế để có thể phát triển cùng với khả năng của mình.

Bắn cung sử dụng nhiều loại cung khác nhau, nội dung khác nhau. Mỗi người lại có mục tiêu khác nhau, khả năng, điều kiện khác nhau. Bắn cung để giải trí (recreational, hobby) hoặc thể thao chuyên nghiệp (professional, competitive) thì cũng có rất nhiều cách khác nhau để tận hưởng đấy!

1. CUNG TRẦN (Barebow)

  • Cần thủ sẵn: 4 triệu hoặc hơn
  • Thời gian học: 1 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung một dây, cung Olympic
  • Là thể loại cung hiện đại cơ bản nhất mà chúng tôi khuyến nghị cho mọi học viên mới. Dễ chơi, khó ăn, dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, gọn nhẹ. Cũng là bước đệm tốt để tiếp tục chơi và học những trường phái khác, kể cả cung trợ lực.
  • Ngay cả khi học xong Khóa học bắn cung Barebow, bạn vẫn chưa thể “đắc đạo” được sớm. Cung trần vẫn có rất nhiều thử thách phía trước, rất nhiều nội dung để sáng tạo mà trong tương lai sẽ là “món chính” cho mọi phong trào bắn cung tại Việt Nam!
  • Một số dòng barebow hiện đại chính là cung Olympic tiêu chuẩn, chỉ tháo bớt một số phụ kiện (thước ngắm, cân bằng,…). Bạn có thể đầu tư cả bộ cung trần chất lượng và sau đó gắn dần các phụ kiện là trở thành cung thi đấu quốc tế ngay!

2. CUNG NGUYÊN THUỶ (Primitive bow)

  • Cần thủ sẵn: miễn phí cho đến vài chục củ.
  • Thời gian học: 1 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung một dây, cung tự chế
  • Là thể loại cung đơn giản hơn nữa, bạn có thể tự chế bằng gỗ, tre, ống nước, thanh fiberglass và mô phỏng như thời xưa – thời con người tìm mọi cách để phóng mũi tên đi.
  • Hầu hết các dụng cụ của môn bắn cung đều có thể tự tay làm (DIY). Nếu bạn có bộ cung như thế, đừng ngại mà cứ đem tới Câu lạc bộ Bắn cung Trần Quan Brothers, chúng tôi sẽ góp ý và hướng dẫn rõ hơn.
  • Đôi khi bạn thích thú tự chế tạo, hay đơn giản chỉ muốn tiết kiệm nhất có thể, đều vẫn có thể chơi bắn cung và chỉ cần đảm bảo an toàn là được.

3. CUNG PHẢN KHÚC CHÂU Á (Asiatic Recurve bow)

  • Cần thủ sẵn: 3 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung một dây kiểu Châu Á cổ điển (cung Mãn, cung Thổ, cung Hàn, cung Tatar,…)
  • Nếu bạn thích cổ điển, thuần túy và đơn giản, trường phái bắn cung truyền thống có thể dành cho bạn. Cung thể loại này có thể rẻ hoặc đắt tiền tùy vào bạn lựa chọn (tất nhiên là tiền nào của nấy). Chúng thường nhẹ (khối lượng nhỏ), không cần gắn thêm phụ kiện gì, vận hành đơn giản – nhưng sử dụng thành thạo thì khó.
  • Có rất nhiều cách để bắn cung truyền thống, nhiều kiểu để chơi. Có người thích bắn cung mạnh. Có người thích bắn nhanh. Có người thích cơ động. Có người thích sưu tầm. Có người thì thích trải nghiệm. Có người thích trở về lịch sử và tái tạo lại kĩ thuật của cha ông. Có người thích sáng tạo phong cách riêng theo cá tính của mình.
  • Những thứ trên gần như không có giới hạn nào cho cung cổ điển cả. Cứ chơi, cứ trải nghiệm là bạn sẽ “ngộ” ra. Ngay cả khi chúng tôi có Khóa học Bắn cung Truyền thống, chúng tôi chỉ truyền đạt, đúc kết lại thuật bắn cung của một số ít nền văn hóa khác nhau. Còn lại, bạn nên tự nghiên cứu, luyện tập, hình thành riêng cho mình những kĩ năng, mẹo vặt mà bạn thấy hợp lý, an toàn và quan trọng nhất là: vui!

4. CUNG MỘT DÂY THỂ THAO (Target Recurve Bow)

  • Cần thủ sẵn: 10 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: 6 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung phản khúc hiện đại (Olympic recurve)
  • Chuẩn mực của thể thao hiện đại, được sử dụng và chuẩn hóa từ suốt hơn 50 năm nay. Cung recurve Olympic có cấu tạo thường gồm: thân cung (riser), 2 cánh cung đối xứng (limbs), thước ngắm (sight), cân bằng (stabilizer) và nhiều phụ kiện to nhỏ khác.
  • Để luyện tập thể loại cung này, bạn cần phải sở hữu riêng ít nhất một bộ cung, tên phù hợp, đủ đồ chơi, nhiều thời gian để học và luyện tập. Đây được xem là thể loại bắn cung khó, đầu tư cao, có thể làm nhiều người nản lòng và bỏ ngang. Những cung thủ recurve đều là những người có ý chí thép, kiên trì, chịu khó và tất nhiên, có điều kiện 🙂
  • Khi lựa chọn riêng một bộ cung recurve Olympic, bạn nên liên hệ tại các Câu lạc bộ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm về dòng này, cũng như nên tham gia huấn luyện bài bản tại các cơ sở – trường phái này rất khó để tự học. Một huấn luyện viên có tâm, thấu hiểu thì rất được khuyến nghị. (như CLB Trần Quan Brothers)

5. CUNG TRỢ LỰC THỂ THAO (Target Compound bow)

  • Cần thủ sẵn: 15 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: 2 tháng đến nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung trợ lực thể thao
  • Nếu như Cung một dây (Recurve bow) được ví như Đua xe đạp (bộ môn Olympic) thì Cung trợ lực (Compound bow) tương đương như Đua xe MotoGP (không phải bộ môn Olympic).
  • Cung trợ lực cần có sự đầu tư rất lớn về trang thiết bị, phụ kiện, đồ chơi. Do đó, nó cũng thường đắt hơn. Và cũng phấn khích hơn, mạnh hơn, nhanh hơn, khủng hơn 😎 Tùy gu mỗi người, nhưng bạn có thấy cầm cung compound thế này chẳng phải ngầu, góc cạnh, máy móc cơ khí hơn không?
    Dù phụ thuộc nhiều vào thiết bị, thể loại Cung trợ lực cũng không bỏ qua kĩ năng cá nhân của cung thủ đâu nhé! Cũng không phải là dễ hơn cung một dây, chỉ là tiện hơn thôi.
  • Cung trợ lực có đặc điểm: thân cung dài, cánh cung ngắn nhưng rất dày, có bánh ròng rọc, có nhiều dây (từ 2 đến 7 dây). Có cấu tạo phức tạp, cung trợ lực thì nó…trợ lực. Nó giúp bạn giương cung dễ dàng ở lực kéo thấp, khóa sải tay ở chiều dài nhất định (bạn không thể kéo dây cung dài hơn), có lỗ ngắmống ngắm phóng đại (hoặc không) giúp bắn chính xác đáng kể.

Cung trợ lực giúp bạn giương cung nhẹ, nhưng kéo cung thì rất nặng. Hãy tưởng tượng bạn sử dụng cái cầu dao tự động (автомат/circuit breaker (CB)): ở trạng thái Ngắt (Off), bạn gạt cần lên và cảm thấy nó nặng dần – đến ngưỡng 3/4 hành trình thì cần gạt nặng cực đại – tiếp tục đẩy qua ngưỡng đó thì cần gạt trở nên nhẹ đột ngột và giữ luôn ở thế Đóng (On). Khi gạt xuống, cần gạt chỉ cần chạm nhẹ và nó sẽ rơi xuống rất nhanh nhờ có lò xo nén sẵn, lực mạnh và tiếng động lớn.

Cảm giác kéo cung compound giống như bật công tắc này lên. Thử đi.

Chu kỳ kéo cung trợ lực cũng tương tự thế: ban đầu lực kéo nặng tăng dần, sau đó đột ngột nhẹ đi, người bắn không tốn nhiều sức giữ dây cung, chỉ cần tập trung ngắm bắn và bóp cò. Cung compound sẽ bắn tên ra rất mạnh, nhanh, uy lực.

Đó là “đặc sản” của cung trợ lực. Rất lạ và thú vị. Rườm rà nhưng tiện – tiện ở đây là nó phù hợp với nhiều công dân hiện đại ở thành phố bận rộn: học nhanh, dễ chơi, khó ăn.

Là thể loại cung nhiều người theo đuổi nhất tại CLB Bắn cung Trần Quan Brothers.

6. Cung thuật mô phỏng (3D, Field Archery)

  • Cần thủ sẵn: 5 triệu hoặc hơn.
  • Thời gian học: nhiều tháng
  • Cung sử dụng: cung một dâycung trợ lực
  • Là trường phái bắn cung sử dụng cung một dây, cung trợ lực đa dạng hơn (rẻ hơn hoặc siêu đắt tùy cá nhân), bắn các mục tiêu mô hình hoặc mục tiêu thay đổi vị trí, cự ly.
  • Vì cung thủ không phải lo lắng về “tiêu chuẩn” nào, nên họ có thể kết hợp đủ loại thiết bị, chơi cung với sự kết hợp của đủ loại đồ chơi. Cung gắn Red-dot Sight, Laser, camera hành trình,… Cung mini, cung level-action, thước ngắm điện tử tự động đo góc, gió, cự ly… Gì cũng có, chơi sao cũng được, miễn là chịu chơi và…chịu chi 😂

7. KỴ XẠ (Horseback Archery)

  • Cần thủ sẵn: nhiều chục triệu
  • Thời gian học: nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung phản khúc Châu Á
  • Hay có thể hiểu là “Cưỡi ngựa bắn cung“. Đây gần như không phải là bộ môn của mọi người. Nhưng nếu bạn có đủ đam mê, thời giankinh tế, thì ngại gì không thử?
  • Về cơ bản, bạn cần có cung phù hợp khi dùng trên lưng ngựa (cung phản khúc Châu Á), cùng với các trang bị tương ứng, sở hữu hoặc mướn một con ngựa. Biết cưỡi ngựa là bắt buộc. Biết bắn cung trên bộ là đương nhiên. Và trong môn Kỵ xạ, bạn cần kết hợp cả hai, ứng biến theo tình huống và luyện tập không ngừng nghỉ.
  • Tại TP.HCM và Hà Nội đều có chỗ để tham gia Kỵ xạ. Nếu có hứng thú, vui lòng liên hệ CLB Trần Quan Brothers để được hướng dẫn cụ thể.

8. Cung Đạo (Kyudo)

  • Cần thủ sẵn: nhiều
  • Thời gian học: nhiều năm
  • Cung sử dụng: cung Yumi
  • Hiện chỉ có ở Hà Nội. Kyudo không thể tự học, và cần phải được dạy bởi giáo viên có đẳng tương ứng. Chưa kể đến cung Yumi rất dài (trên dưới 2 mét – khó vận chuyển), đắt tiền và các phụ kiện cũng thế.
  • Trong tương lai cũng có thể có thêm một Kyudo dojo tại Buôn Ma Thuột.
  • Chúng tôi thực sự cũng không có nhiều thông tin về Cung Đạo, về cách tham gia cũng như chi phí cụ thể. Nếu bạn có quan tâm thì có thể liên hệ cho Hanoi Kyudo để biết thêm chi tiết.

Bắn cung ở Việt Nam còn rất mới, nhiều khó khăn khi tiếp cận. Cung Thuật vẫn có thể tiết kiệm, đảm bảo an toàn, vui và thú vị nếu bạn biết cách chơi phù hợp. Bạn cũng không nên quá ham rẻ, hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ và đừng ngại hỏi chúng tôi bất cứ thắc mắc gì.

Bắn cung là cho mọi người, không cần phải quý phái, không dành riêng cho quý tộc – chỉ cần bạn có đam mê, nghiêm túc và khi tham gia, hãy là cung thủ thanh tao và ý thức!

Để được tư vấn cụ thể rõ ràng hơn, các bạn có thể liên hệ:
Email: bancungtranquan@gmail.con
Zalo: 0933107539
Đến CLB Bắn cung Trần Quan Brothers tại 946 Trường Sa, P13, Q3, TP.HCM
Inbox cho fanpage: 

Like và Share bài viết nhe!

Bài viết liên quan:

Học bắn cung một dây – Hướng dẫn bắn cung recurve cơ bản

Học bắn cung một dây – Hướng dẫn bắn cung recurve cơ bản

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr
Bạn chưa học bắn cung bao giờ và không biết cách bắn cung thế nào cho đúng? Bạn có một (hoặc nhiều) cây cung và mũi tên nhưng không biết làm thế nào để bắn hiệu quả và chính xác?

Dưới đây sẽ là cách học bắn cung mà chúng tôi thường hướng dẫn mọi người tại Câu lạc bộ Bắn cung Trần Quan, các bạn có thể tham khảo trước để khi đến đây bớt bỡ ngỡ hơn cũng như làm tài liệu tự học bắn cung tại nhà!

Đây nhé tôi đã in ra sẵn rồi, ai không chấp hành thì ăn counter đấy!

Đầu tiên, có những quy tắc an toàn khi học bắn cung mà bạn cần chấp hành tại Trần Quan:

  1. Tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của người dẫn bắn: cung và tên là vũ khí có thể gây sát thương, vì vậy không đùa được đâu!
  2. KHÔNG nhặt mũi tên nếu bạn lỡ làm rơi xuống đất. Cúi người xuống nhặt cái-gì-đó thì rất dễ bị ăn tên từ những cung thủ khác đó. Lỡ làm rớt mũi tên? Lấy mũi tên khác bắn tiếp.

  3. KHÔNG hướng mũi tên vào người khác: kể cả bạn có bắn hay không, chỉ mũi tên vào người khác cũng như chĩa súng vậy, rất dễ gây sang chấn tâm lý, trầm cảm liên hoàn.

  4. KHÔNG bắn thả cung khi chưa lắp mũi tên:
    – Cùng ôn tập nào! Vật Lý lớp 9: Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc chuyển từ vật này sang vật khác.
    – Cung bắn mũi tên đi nhờ năng lượng được tạo ra từ thế năng đàn hồi của 2 cánh cung. Nếu bạn không lắp mũi tên vào thì tất cả năng lượng đó chuyển đi đâu? Chuyển ngược trở lại vào dây cung, cánh cung.
    Bùm! Bể cung, đứt dây. Ta gọi nó là “bắn chay”. Nguy hiểm và khó lường trước – nhớ lắp tên vào cung trước khi bắn nghen!

  5. KHÔNG giương cung cao hơn góc 15 độ (so với mặt đất): giương cao bắn xa qua tới nhà người ta, pay nóc!

  6. Chỉ bắn cung khi đã đứng đúng vị trí Vạch bắn: Vạch kẻ ngang nằm giữa hai chân – 01 chân trước vạch, 01 chân sau vạch, không chân nào chạm vào vạch. Bắn cung mà, có phải chạy đua đâu.

  7. Kiểm tra cung, tên thường xuyên: nếu có điều gì bất thường về cung và tên, phải báo cho người dẫn bắn ngay lập tức.

  8. Chỉ thu hồi mũi tên khi tất cả mọi người đã kết thúc loạt bắn và theo hiệu lệnh của người dẫn bắn. Xem điều 1.

  9. Không được chạy, nhảy, nô đùa. Chỉ đi bộ ở trường bắn (chạy nhanh dễ té ngã sấp mặt vào mũi tên trên bia, cắm ở ống,…)

Hướng dẫn sinh tồn (học bắn cung an toàn)

Không loot khi mọi người đang bắn
Không quay cung ngang
Không bắn người
Không chạy hoặc lướt
Không bắn chim
Sau khi được phổ biến về các quy tắc dài lê thê, bắt bạn thề thốt hứa hẹn các kiểu không vi phạm những điều trên, Taigei sẽ xuất hiện từ biển cả và nhắc nhở bạn lần nữa! Nhớ nhe! An toàn là trên hết!
Nhớ bắn cung an toàn nhe

Rồi giờ mình có thể bắt đầu bắn cung!

BƯỚC 0:

Trang bị phụ kiện bảo hộ và kiến thức an toàn.

Thông thường, bạn sẽ cần ít nhất một giáp đeo cánh tay (armguard – để bảo vệ cánh tay không bị dây cung đập vào), tóc dài cần phải cột lên, mặc quần áo gọn gàng đảm bảo không bị vướng, đau ngón tay có thể yêu cầu đệm ngón tay (fingertab).

Có nhiều cung thủ lâu năm có thể không đeo đủ đồ bảo hộ (như tôi), nhưng nếu bạn đang học bắn cung gần đây, thì nên mang đủ nhé!

BƯỚC 1: Vào vị trí:

  • Đứng giữa vạch bắn, xoay ngang người 90 độ (vai hướng thẳng đến mục tiêu), 2 chân song song (hoặc chữ V tự nhiên).
  • Ống đựng mũi tên ở đằng sau, tay không thuận cầm cung, nếu mỏi thì có thể chống một cánh cung lên mũi giày. Bạn nào có lót mũi giày đi xe côn tay lại càng hợp lý!

BƯỚC 2: Lắp tên

  • 02 ngón tay duy nhất cầm lấy ĐUÔI TÊN (dễ thao tác nhất – tin tôi đi bạn tôi ơi)
  • Vẫn giữ cung thẳng đứng (không quay ngang cung như trong phim, game – làm thế sẽ gây phiền người xung quanh), xỏ mũi tên qua dây cung và đặt lên lẫy đỡ mũi tên. Đuôi tên phải được gài chặt vào dây cung và phải được đặt đúng phía bên dưới điểm đánh dấu. (nếu có 2 điểm đánh dấu thì gắn vào giữa)

BƯỚC 3: Giương cung

  • Dùng 3 đầu ngón tay (trỏ, giữa, áp út) móc vào dây cung ở vị trí dưới mũi tên.
    • 3 ngón đặt dưới mũi tên là kỹ thuật barebow, dễ ngắm bắn hơn. Ngón tay không chạm mũi tên sẽ giúp mũi tên không bị động đậy trong lúc bắn.
    • Mũi tên lọt khe giữa 2 ngón tay là kỹ thuật freestyle, nâng cao, khó ngắm bắn hơn. Nếu là người mới chúng tôi khuyên không nên dùng kỹ thuật này.
  • Nhẹ nhàng giương cung lên, hướng mũi tên vào mục tiêu. Tránh dao động mạnh và nhanh để mũi tên không bị rơi khỏi cung.

BƯỚC 4: Kéo cung

  • Giữ cùi chỏ cao ngang vai, đồng thời chậm rãi kéo cánh tay về phía sau. Mắt vẫn nhìn mục tiêu.
  • Kéo dây cung về phía sau đến khi đầu ngón trỏ chạm vào mặt (thường là khoé môi). Điều này giúp bạn có 1 điểm tựa giữa các phát bắn, hạn chế run rẩy, dễ nhớ. Đồng thời giúp bắn chính xác hơn.
    (Đừng lo, dây cung chạm vào mặt thì khi bắn, dây cung chỉ bay ra khỏi mặt, chứ không sượt ngang qua)

Bước 6: Ngắm bắn

Ngắm kiểu gì cho đúng?

Có nhiều cách. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật ngắm bắn cung cơ bản và thuần tuý nhất.

  • Mở cả 2 mắt và tập trung nhìn mục tiêu (bằng mắt phải nếu là cung tay phải; bằng mắt trái nếu là cung tay trái).
    (Nếu cảm thấy loạn, bạn có thể nhắm 1 mắt lại (cung tay phải nhắm mắt trái, mở mắt phải; cung tay trái nhắm mắt phải mở mắt trái))
  • Bạn chỉ cần tưởng tượng (hoặc ghi nhớ) hướng mũi tên sẽ (đã) bay ra.
  • Điều chỉnh góc bắn nếu cần thiết và ướm vào mục tiêu.
Để ngắm bắn cung cũng như ném 1 trái lựu đạn trong game vậy. Thấy bắn vào là mình...bắn thôi!

BƯỚC 7: BẮN

Để bắn, bạn chỉ cần thả lỏng các ngón tay.

Không nên “búng” các ngón tay, điều này sẽ làm dây cung dao động trái phải không tự nhiên, giảm độ chính xác. 

BƯỚC 8: Kết thúc phát bắn

  • Tay cầm cung giữ nguyên, mắt vẫn nhìn mục tiêu.
  • Tay kéo dây cung thả lỏng tự nhiên, không nên bật tay mạnh ra các hướng (hoặc vuốt tay ra sau cho fabulous!)

Đang trong quá trình bắn có lỡ làm rơi mũi tên thì đừng nhặt lên nhé. Bơ chúng nó luôn!

Vậy là bạn đã nắm được nguyên tắc cơ bản để học bắn cung rồi đấy! Cố gắng luyện tập thêm!

Xem thêm: Những lỗi bắn cung cơ bản của người mới. [đang cập nhật]

Facebook Page CLB bắn cung Trần Quan Brothers, Balista Archery

À đúng rồi, bắn cung xong thì thu mũi tên về chứ!
  • Nếu bắn hết số mũi tên sớm hơn mọi người khác, bạn phải chờ cho đến khi nào boss ra hiệu lệnh “Dừng bắn, rút tên” thì mới được phép tiến tới lấy tên về.
  • Không được tự ý rút tên. Vì không ai liều như Lượm chạy lon ton ở khu vực đạn lạc cả. (Quy định an toàn #8)
  • Mũi tên ghim vào bia dính rất chặt, bạn không thể chỉ cầm cả bó tên mà rút ra được, mũi tên sẽ kéo theo cả vật liệu bia và đè bạn bẹp lép!

Vì vậy phải có (ít nhất) 01 tay giữ bia ngay mũi tên cần rút.
Đứng bên trái thì chặn bằng tay trái. Và ngược lại.

Bạn cũng cần phải đứng nép qua bên cạnh mũi tên, quan sát xem có ai ở ngay đằng sau không. Vì bạn có thể vô tình đâm bản thân hoặc người đằng sau bằng đuôi mũi tên khi rút ra.

  • Dùng tay còn lại nắm chặt lấy thân mũi tên (ở vị trí sát mặt bia, không nắm ở giữa hay ở đuôi) và rút từng mũi tên một ra khỏi bia.
  • Sau khi rút được 1 mũi, bạn có thể chuyển nó qua tay giữ bia, nắm lại và “đấm” vào bia để giữ tay rút tên được rảnh, và tiếp tục rút từng mũi đến khi hết.
  • Nếu mũi tên bám quá chặt, bạn nên nhờ hỗ trợ từ người khác hoặc gọi boss.
  • Đi bộ về vị trí bắn, khi cầm mũi tên thì nên hướng đầu mũi tên xuống đất (xem Quy định an toàn #3)
  • Nếu bạn rút tên xong sớm hơn mọi người khác và về vị trí, bạn phải quan sát xem phía trước có còn ai (hay con mèo) nào không, nếu trống và an toàn thì…đợi tiếp. Boss sẽ scan trường bắn lần cuối và ra hiệu lệnh phù hợp.
    Nhớ nhe, đảm bảo không còn ai phía trước thì mới có thể bắn cung!

Chia sẻ bài viết:

Về tác giả:

Cung thủ trường phái tự do

Chơi bắn cung và sự liên tưởng đến xe 2 bánh

Chơi bắn cung và sự liên tưởng đến xe 2 bánh

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Tumblr

Bắn cung về cơ bản là việc dùng cung bắn mũi tên đến mục tiêu. Nhưng dùng cung gì, dùng cách gì, làm như thế nào nhìn chung có rất nhiều điểm khác biệt. 

Biết đâu dựa vào tính cách, sở thích hay độ chịu chơi của bạn, bạn có thể tìm được chân lý cho cuộc đời cung thủ của mình – lựa chọn một hay nhiều trường phái nào đó và cần cù lâu dài với chúng.

1. Cung trần cơ bản

Từ bánh bèo thiếu nữ đến mày râu cool ngầu, ai cũng có thể bắn cung trần dễ ẹc, dễ như ăn ớt!

Cung trần kiểu này xuất hiện tại mọi CLB bắn cung: hiện đại, dễ sử dụng, nhẹ, dù người mới hay “tay to” kì cựu đều có thể dễ dàng điều khiển, giá lại rẻ, bình dân, phù hợp các nhu cầu.

Nó dễ ở chỗ: lắp tên, giương cung và bắn; đổ xăng, vặn ga và chạy.

Mũi tên đi từ Archer đến Bia; Xe ga đi từ A đến B

Nhưng để chạy/bắn cho đúng, cho nhanh, cho an toàn thì cũng đòi hỏi người cầm phải sử dụng đúng, bảo dưỡng đúng, luyện tập và “quen tay”. Ninja muốn làm hung thần đường phố hay cung thủ thần sầu, đều phải có sự luyện tập và kinh nghiệm!

Cung trần cơ bản phù hợp cho người: thích sự cơ bản, dễ dàng, tiện lợi, rẻ – dễ tiếp cận

Xe tay ga hoàn toàn có thể dùng để đua, để cạnh tranh và giựt giải - khó chứ đâu có dễ!

2. Cung một dây Recurve Olympic

Đều dùng những "phương tiện" chạy bằng cơm

Cung tên không đơn giản chỉ đưa mũi tên từ A đến B, mà nó còn là môn thể thao cạnh tranh khốc liệt. Chỉ có dòng cung một dây mục tiêu (target recurve) mới có mặt tại Thế vận hội, cung chỉ là phương tiện, quan trọng phải là kĩ năng, sức khoẻ, sự may mắn của người điều khiển

Bắn cung Recurve và Đua xe đạp đều có những điều trên:

  • Đua xe đạp và Cung một dây đều là nội dung thi đấu chính thức ở Olympic.
  • Thi đấu chuyên nghiệp, bán chuyên hay chơi ở nhà đều có thể thực hiện được với các sản phẩm thương mại.
  • Đều phải có “phương tiện” tiêu chuẩn, một chút cá nhân hoá, ứng dụng những công nghệ xịn nhất mà phải tuân thủ các luật lệ giới hạn của bộ môn – hạn chế sự phụ thuộc vào thiết bị
  • Xe đạp đạp bở hơi tai; cung một dây giương mệt nghỉ! Đạp xe phải trên đường nhựa/sàn gỗ bằng phẳng, láng mịn. Bắn cung Olympic phải có sân cỏ dài đẹp, khu vực chuẩn chỉ.

Là "end-game" mà nhiều người muốn hướng đến, theo đuổi dài dẳng nhiều năm, cực, khó, đuối - xứng đáng công sức cày cuốc

Cung recurve chuyên nghiệp phù hợp với người: cầu toàn, siêng năng, chịu được kham khổ, kiên trì ở mức thượng thừa, thể lực tốt, không bao giờ bỏ cuộc – và phải giàu <(“) Giá một chiếc xe đạp hàng khủng cũng tương đương một bộ cung xịn sò.

3. Cung trợ lực chuyên nghiệp

Dù cơm là nhiên liệu chính của VĐV, sự can thiệp của công nghệ cao trong những bộ môn chiếm phần quan trọng

Từ phương tiện chạy bằng cơm đến “cỗ máy” mạnh mẽ, tạo ra động lực mạnh hơn con người. MotoGP có thể tương đương với cung trợ lực hiện đại:

  • Không được công nhận là nội dung Olympic, nhưng có mặt trên nhiều mặt trận thi đấu chuyên nghiệp khắp thế giới.
  • Mạnh mẽ, chính xác, nhanh hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, mạnh hơn do “hoa tay” của kĩ sư, được “trợ lực” nhờ các cơ cấu phức tạp.
  • Sức mạnh, thể lực của cung thủ/tài xế cũng phải có đủ nhiều để vận hành được cung/xe. Cung nặng, xe cũng nặng – đổi lại, chúng uy lực vãi chưởng!
  • Chi phí cao. Bảo dưỡng nhiều. Tùm lum linh kiện, phụ kiện có thể hỏng, bảo trì và cần phải được chăm sóc. Phương tiện phải đạt các tiêu chuẩn nhất định của luật thi đấu.

Sức mạnh vượt trội, đua môtô hay bắn cung trợ lực làm người tham gia phấn khích, đã tay! Vèo vèo. Vụt vụt. Âm thanh của sự uy lực.

Cung trợ lực chuyên nghiệp phù hợp với người: thích máy móc, cơ khí, thích mày mò sửa chữa đồ chơi, thích những thứ mạnh mẽ, thích sự chính xác gần như tuyệt đối. Và giàu.

4. Cung trần chuyên nghiệp

Dùng những đồ chơi đơn giản nhưng chuyên dụng, xịn, Barebow hay BMX phụ thuộc rất lớn vào con người

Là cấp độ cao nhất của “cung trần”. Từng cây cung phải thuộc về cá nhân, tinh chỉnh theo từng người, độ khó khăn và “mệt” khi giương cánh cung sẽ làm bạn phấn khích.

Sự cơ độngđơn giản của cung trần được rất nhiều cung thủ chuyên nghiệp ưa thích, là nội dung chính trong các giải địa hình, ngoài trời, ngoài thiên nhiên – với “phương tiện” hoàn toàn được vận hành bằng cơm. (không trợ lực, không hỗ trợ ngắm, không bộ cân bằng phức tạp)

Thường bị coi nhẹ và được cho là "không chính quy", nhưng cung trần vẫn là thú chơi cực kì tinh tế, đầy thử thách.

Cung trần với người: thích thử thách, sự đơn giản, thực dụng, cơ động mà vẫn đủ những cảm giác “tự do”. Bộ cung trần (barebow) cũng rẻ hơn rất nhiều do thiết bị đơn giản, ít phụ kiện hơn – nó đắt chỉ khi bạn muốn đắt.

5. Cung truyền thống Châu Á

Reject modernity, embrace tradition!

Tinh tế, đơn giản, gọn nhẹ, cổ điển. Cafe Racer hay Cung thuật Truyền thống đều có những đặc tính đó – và thường là: mạnh, với nụ cười trên môi.

  • Cung truyền thống thì khó bắn, tư thế đặc biệt. (chồm, ẹo, nghiêng, xấu (!?)). Tui thích gọi đó là “đẹp lạ”)
  • Cafe Racer thì dùng côn tay, ngồi chồm, xe trụi lũi, chỉ gắn những thứ cần thiết ở mức tối thiểu.
  • Luôn phải có yếu tố “cổ điển” trong đó. Ghi đông trần – gác mũi tên lên ngón tay. Quan trọng nhất: ngầu!

Sự khó khăn, thủ công như thế mới làm bao biker/cung thủ xốn xao, chết mê chết mệt.

Cung truyền thống Châu Á thích hợp cho: người hoài cổ, tối giản, phong trần, cá tính, kĩ năng và sức mạnh phải tìm được từ bản năng

6. Cung trần cổ điển

Chính xác hơn, loại cung này là “cung truyền thống kiểu Mỹ”: gọn gàng, mạnh mẽ, tiện lợi, sử dụng mọi địa hình, không cần những phụ kiện hỗ trợ gì hào nhoáng, đơn giản là “thú chơi” nghiêm túc hay giải trí đều được.

Xe môtô scrambler cũng vậy. Thực dụng, nhanh nhẹn, mang tinh thần “tự do” của chủ nhân, vượt mọi địa hình, bức phá mọi tiêu chuẩn. Scrambler, sự trộn lẫn của tùm lum thứ “miễn là dùng được”. 

Scrambler bắt nguồn từ những chiếc Cafe Racer được độ lại để “đua đến quán cà phê theo đường chim bay” – kể cả phải offroad, phải băng rừng, lội suối. Cung kiểu Mẽo cũng thế, chỉ là cây cung đơn giản, thêm tay cầm cho êm, gọt chỗ kê tên cho dễ, nhỏ nhỏ xinh xinh để chui rừng chui rú cho khoẻ.

Bạn cũng dễ thấy chiếc pô vắt cao của scrambler cứ hao hao giống túi gài tên trên cung không?

Cung truyền thống kiểu Mỹ phù hợp cho: người thực dụng, đơn giản, thích tự do, thích sự mộc mạc của gỗ, yêu thiên nhiên, cây cỏ.

7. Cung dài Anh Quốc

Cả 2 thứ trên đều có xuất xứ từ người Anh

Quân đội đâu phải là tay chơi vì thú vui, hay đẹp mã. Họ cần cái gì đó: phục vụ tốt, bền, rẻ, công năng hữu dụng, trang bị hàng loạt cho lính của mình.
Vậy Longbow cũng thế, ngày xưa nó rẻ, dồi dào, uy lực, đơn giản. Dễ dùng hay không thì không biết, nhưng có thể đào tạo mà! :)))

Rất tiếc là Trường cung Anh (English Longbow) bây giờ rất đắt, cồng kềnh

Cung truyền thống kiểu Anh phù hợp cho: cung thủ thích lịch sử châu Âu, tối giản ở mức tối đa, người thích bị hành hạ.

8. Cung Yumi Nhật Bản

Truyền thống của quốc gia ở hình thái thuần tuý nhất

Chopper là biểu tượng của xe Mỹ. Phong cách đột phá, to dài không cần thiết, không thực dụng – nhưng đó là nét văn hoá.

Cung Yumi cũng vậy. Biểu tượng của văn hoá Nhật Bản, nhắc đến cung to, dài, bất đối xứng thì có thể nghĩ ngay tới daikyu, sử dụng trong Kyudo.

Rõ ràng là, Yumi hay Chopper đều dài, to, cồng kềnh, khó dùng, thể hiện nét văn hoá đặc trưng của quốc gia, nhưng vui, hay ho, thú vị.

Hẳn là cồng kềnh và khó tiếp cận hơn của trường cung Anh.

Cung truyền thống Nhật Bản phù hợp cho: người thích nước Nhật, muốn tu dưỡng tâm hồn, giác ngộ chân lý cuộc đời. Và phải giàu.

9. Cung trợ lực 3D/Field

Cung trợ lực chuyên nghiệp thì nhiều phụ kiện dài, cung thì to, dễ vướng víu. Vậy làm nó nhỏ gọn lại, tăng khả năng cơ động với địa hình, là ta có dòng cung trợ lực dùng cho giải Field, 3D.

Giống như cách gọt bớt lốp của xe cào cào, ta có xe Supermoto chạy được trên đất cát và cả đường nhựa, linh hoạt, đa dụng và rất ra dáng “thể thao”.

Sự trộn lẫn của tùm lum thứ, miễn là dùng được, kể cả thước ngắm thông minh Garmin Xero A1i giá cả nghìn USD - đúng rồi, bạn không lầm đâu, Garmin cũng sản xuất thiết bị ngắm cho cung đấy.

Cung trợ lực 3D/Field phù hợp cho: cá nhân đang sống ở nước ngoài.

9. Cung trẻ em với đầu giác hút

Đoán xem

Xem thêm các bài viết:

6 Điều thần kỳ của bắn cung

6 Điều thần kỳ của bắn cung

1. Mình có cần phải rất khỏe để bắn cung?

Không nhất thiết. Mới bắt đầu bắn thì thể lực tầm nào cũng có thể bắn được. Tại bất cứ câu lạc bộ bắn cung nào, người mới tập đều bắt đầu bằng những cây cung có lực kéo vừa sức, từ 14 đến 20 pound (tầm 6 đến 9kg). Theo tiến độ, bạn có có thể tăng lực kéo (nâng pound) lên từ từ sau đó.

Denise Parker đã dành huy chương đồng tại Olympic 1988 cho USA ở tuổi 13 khi chỉ kéo một cây cung 28 pound (12.7kg) . Lực kéo lúc đó cũng tương đương việc  ẵm một em cún “mụp” thôi à. 

Denis Parker tại Olympic 1988 khi mới 13 tuổi

Cũng giống như thế, các cung thủ nữ của Hàn Quốc, được xem là khá thành công tại các kỳ Olympic cũng nhiều khi cũng nhỏ người và cân nặng cũng không quá 55kg. Trong bắn cung, nhiều khi quá lực lưỡng cũng là trở ngại đấy!

Chang Hyejin - nữ cung thủ Hàn Quốc, huy chương vàng Olympic 2016 - chiều cao 1m58, cân nặng 50kg

2. Bắn cung chắc nguy hiểm lắm nhỉ?

Theo thống kê, bắn cung là 1 trong những môn an toàn nhất. Dựa vào số liệu của Hội đồng An toàn Quốc gia thì bắn cung an toàn gấp 3 lần đánh golf (với tỉ lệ 1 chấn thương/ 2000 người tham gia). Thực tế thì 90% chấn thương diễn ra trong khi đi săn hơn là bắn cung thể thao và nhắm mục tiêu cố định. 

An toàn trên sân cung là ưu tiên hàng đầu, cũng là bài học vỡ lòng đầu tiên cho tất cả người chơi. Do vậy mà chỉ cần người chơi tuân thủ các quy tắc an toàn thì bắn cung sẽ trở nên an toàn hơn bao giờ hết. 

Các vận động viên luôn đứng cùng một vạch bắn để đảm bảo an toàn

3. Đeo mắt kính có bắn cung được không?

Không sao cả, bạn vẫn có thể thoải mái đeo kính khi bắn cung như lúc học bài, đi chơi, xem tivi…

Thậm chí là cả những người hoàn toàn mù họ vẫn có thể dùng thiết bị hỗ trợ chuyên dụng. Nên lỡ có cận thị, viễn thị, loạn thị… thì đeo kính bắn cung vẫn vô tư.

Kim Woojin và ngôi vô địch bắn cung thế giới 2017

Kim Woo-jin (3 lần vô địch thế giới tại World archery Championship, huy chương vàng Olympic 2016) còn có cả một chu trình bắn cung kèm… mắt kính. 

Anh sẽ thực hiện một chuỗi động tác như sau khi bắn cung: đẩy mắt kính, đặt tay lên thân cung, giữ cung, bắt đầu bắn. Xong một mũi, anh lại cài tên, đẩy mắt kính và lập lại quy trình trên. Theo anh chia sẻ, mỗi lần đẩy mắt kính lên sẽ giúp anh ổn định lại tầm nhìn, thế đứng, tâm lý và phát bắn sẽ chính xác hơn.

4. Suốt ngày chỉ bắn một mục tiêu, không chán sao?

Không hề chán chút nào, ngược lại còn rất “ghiền”. Mỗi ngày luyện tập một chút, liên tục cải thiện kết quả, càng bắn càng hăng, càng bắn lại càng hiểu rõ bản thân hơn. 

Chưa kể là bắn cung cũng chia làm nhiều thể loại khác nhau. Mỗi loại cung khác nhau – từ cung trần, cung trợ lực, cung thể thao, cung truyền thống- lại mang đến trải nghiệm đa dạng. Mỗi thể thức bắn cung – trong nhà, ngoài trời, bắn cung mục tiêu, bắn cung địa hình, bắn cung bay… đều có những đặc điểm riêng, khó lòng mà chán!

Ghiền tâm vàng

5. Bắn cung trông có vẻ đắt đỏ?

Tại câu lạc bộ bắn cung Trần Quan, phí giờ gồm phụ kiện, cung tên cơ bản và hướng dẫn cơ bản chắc chỉ bằng …ly trà sữa trân châu. Nếu không có điều kiện để theo hết các khoá bắn cung cơ bản, bạn vẫn có thể thử lớp bắn cung cấp tốc tại CLB với giá cả khá ưu đãi. 

Về chuyện đầu tư một bộ cung tên thì có vẻ khá đắt với nhiều người. Nhưng xét cho cùng, một bộ cung tên cũng dùng được khá lâu, vài năm đến vài chục năm, chia nhỏ chi phí khấu hao ra thì cũng rất đáng. Nhiều phần cung tên, phụ kiện có thể nâng cấp từ từ lên. Chưa kể nếu quen biết, bạn có thể mượn tập hay kế thừa từ các huynh muội đi trước thì lại tiết kiệm được một khoảng nào đó.

Trải nghiệm bắn cung và lớp học tại CLB Trần Quan Brohthers quận 3

6. Trang phục bắn cung chắc phải nghiêm túc lắm?

Nếu không tham gia thi đấu thì diện trang phục thế nào cũng được, miễn sao là thoải mái, thuận tiện, an toàn. Các bạn bắn cung truyền thống mặc cổ phục hay cách tân nhìn cũng thần thái lắm. Nhiều khi chỉ cần…cầm cung luyện tập thì nhìn kiểu nào cũng ngầu.

Cung cổ điển với áo Nhật Bình mua sốp-pi
Cung Minh triều với yukata cách tân mua ở quận 3

Nếu phải tham gia thi đấu, các vận động viên phải mặc các trang phục đúng theo qui định. May mắn là qui định trang phục của bộ môn cũng khá thoải mái: đồ thể thao kín đáo, mang giày bít mũi, đảm bảo an toàn, thuần phong mỹ tục. 

Và theo các tiêu chuẩn đó, các đội bắn cung tha hồ sáng tạo với mọi trí tưởng tượng của mình

Cơn lốc màu da cam Hà Lan
Đội tuyển nữ Hàn Quốc với những chiếc mũ bucket trứ danh
Áo đấu của CLB bắn cung Trần Quan "Sisters", lấy cảm ứng từ một chiếc ốp iphone của một nữ thành viên
Áo rất "hường" nhưng lại được rất nhiều anh em hưởng ứng, thích thú
Đi thi đấu thế nào chưa biết chắc, nhưng cứ phải đẹp và nổi bật đã :)))
Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Khởi động với dây cao su

Khởi động với dây cao su

Trước khi bắn cung, ngoài khởi động các động tác cơ bản như xoay vai, xoay cổ, xoay cánh tay, duỗi người,…bạn có thể thực hiện một số khởi động với dây cao su khá thú vị. 

Bài viết xin chia sẻ 4 động tác khởi động với dây cao su, có thể áp dụng cho tất cả các cung thủ trước khi bắn. Khởi động kỹ, vừa giúp cơ thể được “làm nóng” tránh chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra (nhất là khi bạn phải kéo cung nặng) vừa giúp việc bắn cung hiệu quả hơn.

Mục lục

Lưu ý chung

Thực hiện các động tác khởi động chậm, đều, không vội vàng, vừa tập vừa quan sát và cảm nhận chuyển động của cơ thể và lực căng của dây cao su.

Chuẩn bị

Một dây cao su đàn hồi, dây cao su kháng lực, dây cao su tập gym…Nếu không có thì bạn có thể lấy đỡ… ruột xe đạp cũng khá bền và tốt.

Dây cao su đàn hồi/ dây kháng lực

Vòng dây từ trước ra sau

  • Động tác này giúp khởi động vai, lưng. Vai được xoay tròn 360 độ và trở nên mềm dẻo hơn.
  • Hai chân rộng bằng vai. Hai tay vươn thẳng về phía trước, giữ dây ở giữa hai tay, rộng hơn chiều rộng vai một chút. 
  • Nâng hai tay lên cao, qua đầu, vòng xuống phía sau đầu rồi kéo xuống hết phần lưng dưới. Trong khi hai cánh tay được xoay từ trước ra sau thì dây vẫn đi theo và căng giữa hai tay. 
  • Xoay hai cánh tay từ sau ra trước, trở lại vị trí ban đầu. 
  • Thực hiện lại động tác 10 lần.
Vòng dây từ trước ra sau

Căng dây trước ngực

  • Hai chân rộng bằng vai. Hai tay nắm hai đầu dây hướng về phía trước, dây ở trước ngực. Hai tay dang rộng ngang vai và dừng lại ở tư thế chữ T trong khi vẫn giữ lực căng của dây. Thu hai tay về vị trí bạn đầu. 
  • Thực hiện lại động tác 10 lần.
  • Động tác này giúp khởi động cánh tay, va, lưng và ngực. 
Căng dây trước ngực

Căng dây sau lưng

  • Hai chân rộng bằng vai. Hai tay nắm hai đầu dây, dang rộng ngang vai theo hình chữ T. Dây ở sau lưng. 
  • Thu hai tay về phía trước trong khi vẫn duỗi thẳng, giữ nguyên hai đầu dây. Lúc này, dây sẽ căng ra, cảm nhận lực căng ở tay và lưng. 
  • Trả tay lại vị trí bạn đầu và thực hiện lại 10 lần.
  • Động tác này giúp khởi động cánh tay, vai và lưng.
Căng dây sau lưng

Tập kéo dây cao su

  • Xếp đôi sợi dây cao su, tay trái giữ phần trung điểm dây, tay phải giữ hai đầu còn lại. (Giả sử tay thuận của người tập là tay phải, nếu bạn thuận tay trái thì làm ngược lại.)
  • Duỗi thẳng tay trái về phía trước, tay phải bắt đầu kéo dây về phía mặt tương tự động tác bắn cung. 
  • Tay phải có thể dừng ở điểm tì trên mép môi/ dưới cằm/ ngang cầm tuỳ theo loại cung mà bạn đang sử dụng .
  • Trả tại lại vị trí ban đầu hoặc thực sự buông tay phải như động tác thả dây cung thực tế. 
  • Thực hiện lại động tác 10 lần.
Tập kéo và thả dây cao su

Động tác này giúp khởi động cả tay, vai, lưng và giúp bạn làm quen lại với lực căng dây và cảm giác buông dây trước khi bắn.

Không chỉ dùng để khởi động trước khi bắn cung, bạn có thể tập các động tác này để thư giãn gân cốt sau những giờ làm việc mệt mỏi. Hoặc những giờ rảnh rỗi ở nhà nhưng không thể lên CLB bắn cung, tập kéo dây cao su cũng có thể mô phỏng và giúp bạn nhớ lại vài động tác bắn cung cơ bản.

Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Bắn cung mục tiêu và Bắn cung địa hình

Bắn cung mục tiêu và Bắn cung địa hình

Bắn cung có khá nhiều loại hình thú vị. Trong đó phải kể đến hai loại hình nổi bật: Bắn cung mục tiêu – Target archery và Bắn cung địa hình – Field archery. 

Cùng là bắn cung nên hai loại hình này có khá nhiều điểm chung như sử dụng cung tên để luyện tập và thi đấu (phổ biến các dòng cung trần, cung trợ lực, cung một dây thể thao,…),  cùng ghi điểm trên mặt bia, được tổ chức nhiều giải hàng năm trên thế giới (cả trong nhà lẫn ngoài trời). Bên cạnh đó Bắn cung mục tiêu và Bắn cung địa hình cũng có một số điểm khác nhau nhất định như thể thức thi đấu, cách tính điểm, sân bãi, mục tiêu…

Mục lục

Điểm khác nhau

Bài viết xin đề cập đến 3 điểm khác biệt về  sân bắn, cự ly bắn, mục tiêu của 2 loại hình bắn cung này:

Bắn cung mục tiêu

  • Sân bắn: Khu vực ngoài trời /trong nhà bằng phẳng
  • Cự ly: Được đánh dấu trước
  • Mục tiêu: Mặt bia tròn/ Mặt bia hình động vật
TARGET

Bắn cung địa hình

  • Sân bắn: Ngoài trời, đa dạng địa hình
  • Cự ly: Được đánh dấu trước hoặc không
  • Mục tiêu: Mặt bia tròn/ Mặt bia hình động vật
FIELD

Sân bắn

Sân bắn của Bắn cung mục tiêu luôn bằng phẳng, không chướng ngại vật. Thường thấy nhất là các sân vận động, sân cỏ phẳng, trung tâm thể thao trong nhà… Giải đấu nổi tiếng nhất của bắn cung mục tiêu ắt hẳn là Olympic. Năm 2020, trường bắn của các vận động viên nằm tại công viên Yumenoshima – một khoảng sân bằng phẳng, rộng rãi, sức chứa lên đến 64 vận động viên cùng lúc.

Ngược với Bắn cung mục tiêu, sân bắn của Bắn cung địa hình thường chọn nơi “hiểm trở” và có địa hình cao thấp khác nhau. Một ngọn đồi dốc, một cánh rừng, một hồ nước, một vách đá lại là địa điểm lý tưởng của Bắn cung địa hình. Thậm chí, người ta còn tăng độ khó cho loại hình này bằng cách bố trí mục tiêu ở những góc rừng khuất, hạn chế tầm nhìn bới khá nhiều cây cỏ trong rừng.

Vì địa hình cao thấp khác nhau nên tư thế của các cung thủ phải liên tục thay đổi để cân bằng. Họ nghiêng người, sử dụng góc tay cao thấp khác nhau để tìm được thế đứng “vững chắc nhất” thay vì là giữ nguyên một tư thế chuẩn như bắn cung mục tiêu.

Cự ly bắn

Cự ly bắn của Bắn cung mục tiêu khá đa dạng phổ biến là 18m với sân trong nhà và 30m, 50m, 70m đến 90m ở sân ngoài trời. Tuy nhiên, trong suốt một nội dung thi đấu thì khoảng cách từ người bắn đến mục tiêu luôn được đánh dấu và thông báo trước cho cung thủ. Tất cả các vận động viên sẽ đứng ngay cùng một vạch bắn khi bắt đầu ghi điểm. Và vị trí này sẽ không thay đổi suốt trận.

Cự ly bắn của Bắn cung địa hình cũng khá đa dạng từ 5 đến 60m. Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ có khoảng cách khác nhau. Nhiều người mô tả Bắn cung địa hình giống như chơi Golf hơn. Khi hoàn thành mục tiêu đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu di chuyển đến địa điểm tiếp theo để thực hiện mũi tiếp theo.

Điểm thú vị trong bắn cung địa hình là cự ly có thể được đánh dấu hoặc không. Sẽ có một số mục tiêu được thông báo khoảng cách bằng các đánh dấu trên mặt đất. Nhưng cũng có một số mục tiêu không được tiết lộ khoảng cách, các cung thủ phải tự ước đạt khoảng cách để có thể đưa mũi tên đến trúng đích.

Mặt bia

Mặt bia của Bắn cung mục tiêu dao động từ 122cm đến 40cm tuỳ khoảng cách với 10 vòng tính điểm và thường có 5 màu – vàng, đỏ, xanh, đen, trắng (theo World Archery).

Theo Liên đoàn bắn cung thế giới  – World Archery, Bắn cung địa hình có 4 cỡ bia (80cm, 60m, 40cm, 20cm), với 2 màu chủ đạo Vàng Đen và 6 vòng điểm từ 6,5,4,3,2,1

Ngoài ra, theo luật NFAA – Hiệp hội Bắn cung Địa hình Mỹ  – thì các mục tiêu phức tạp hơn với nhiều vòng thi đấu khác nhau và có cả mục tiêu hình động vật.

Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Tản mạn Trường cung Anh

Tản mạn Trường cung Anh

Trường cung -(Longbow) được đặt tên vì chính độ dài của nó, thường bằng chiều cao của người bắn – xuất xứ hơn ngàn năm qua, nhưng đã trở thành huyền thoại trong lịch sử nước Anh thời trung cổ. Trường cung được sử dụng hiệu quả trên các chiến trường với khả năng công phá tàn khốc chống lại lực lượng quân địch đông đảo, đáng chú ý nhất trong Chiến trận trăm năm giữa Anh và Pháp.

Sức mạnh Trường Cung

Trường cung Anh (trong phim)
Trường cung Anh (ngoài đời, Thế kỉ 21)

Trường cung thường dài 1.8 đến 2.1 mét, nổi tiếng với sức mạnh của mình, lực kéo tối thiểu của một Trường cung Anh truyền thống là 80 pound (40kg), tiêu chuẩn là 120 pound (54kg) và có thể lên đến 150 – 180 pound (70 – 80 kg). Để kéo cung, các cung thủ phải cực kỳ có thể lực và sử dụng tối đa sức mạnh của cơ thể. Tưởng tượng bạn là một người lính tham chiến phải bắn ra 40 mũi tên trong trận đánh, tương đương với thả ra 40 quả tạ (mỗi quả 40kg)… chỉ bằng 3 ngón tay.

Mũi tên dài một thước (khoảng 37 inch hoặc 94 cm). Với tầm bắn hiệu quả khoảng 450 đến 1.000 feet (140 đến 300 mét) tùy thuộc vào trọng lượng của mũi tên.

Vì lực kéo khủng nên trường cung đòi hỏi nhiều năm huấn luyện và thực hành để người bắn có thể trở thành một cung thủ thuần thục. Thông thường, bé trai 7 tuổi đã phải luyện tập bắn cung từ nhỏ. Một cung thủ kinh nghiệm có thể bắn 8-12 mũi tên trong vòng 1 phút. Có nghĩa là với một lực lượng cung thủ lão làng có thể khiến cho đối thủ bị “ăn hành” nhanh chóng bởi một trận “mưa tên” chỉ trong chốc lát. Do vậy mà các cung thủ trường cung Anh chiếm vị trí then chốt trong nhiều chiến thắng của Anh trên chiến trường. (so với tốc độ 3 phút/phát (0.33 mũi tên/phút) của nỏ thủ người Pháp thì… không chung mâm)

Phục dựng bộ xương của cung thủ người Anh - khung xương vai biến dạng do kéo cung nặng, để ý phần vai bị nghiêng, tay cầm cung to hơn, tay phải kéo dây cung bị nhô vai

Vật liệu

Công nghệ hiện đại có thể làm Trường cung từ nhiều các loại vật liệu khác nhau, từ các loại gỗ ép đến sợi thủy tinh và vật liệu tổng hợp khác.

Nhưng nhiều người cho rằng không gì có thể so sánh được với Trường cung Anh chất lượng được làm thủ công từ gỗ thuỷ tùng nguyên khối. Đây được coi là loại gỗ tốt nhất để chế tác cung, đó chính là loại gỗ có thể giữ được sự cân bằng hoàn hảo giữa sức mạnh và tính linh hoạt cho cung. Những người thợ thời trung cổ hầu như cũng chỉ sử dụng gỗ thuỷ tùng để chế tạo Trường cung. (thật ra Yew mọc đầy ở châu Âu, người ta chọn gỗ này vì rẻ, dễ tìm, sản xuất hàng loạt cho quân của mình)

Ngày nay gỗ thuỷ tùng này cũng không còn nhiều, và để tăng hiệu suất người ta còn kết hợp ép lớp với tre. Thời gian chế tác cũng nhanh hơn (thay vì 2-4 năm để phơi gỗ như ngày xưa)

Tuy nhiên tuỳ theo phong cách của mỗi cá nhân, một số loại gỗ khác vẫn có thể sử dụng để thay thế như gỗ du, gỗ hồ đào, chanh, Cam Osage, sồi trắng, sồi đỏ, cây phong đá. 

Gỗ thuỷ tùng châu Âu (yew)

Cách Trường cung hoạt động

Phần thân cung và kê tên

Trường cung rất đơn giản, ngoài dây cung ra thì chỉ thường có một mảnh da quấn quanh phần giữa thân cung (trong các mẫu truyền thống) hoặc là một miếng cao su đúc (trong các mẫu cung đương đại).

Trường cung gần như hoặc hoàn toàn không có bộ phận gác tên, do vậy mà người bắn phải dùng phần chính bàn tay để hỗ trợ gác tên khi kéo và bắn.

Kéo cung và nhắm bắn

Trường cung được kéo bằng tay và bắn theo bản năng, nói một cách khác việc ngắm bắn phải nhờ vào sự phối hợp của tay, mắt và cảm nhận. Trong chiến trường quy mô lớn, quân đội cung thường rải thảm “mưa tên”, dùng số lượng đè bẹp địch, nên việc bắn chính xác không còn quá quan trọng.

Trong quá trình bắn trường cung, cung thủ đơn giản là kéo dây cung bằng tay, uốn cong cung, tích trữ năng lượng trên cánh cung (thế năng đàn hồi). Càng kéo cung ra sau, cánh cung càng được uốn cong nhiều hơn và nhiều năng lượng được dự trữ hơn.

Ngay khi bắn xong, cánh cung sẽ quay về vị trí ban đầu, đẩy dây cung về phía trước và truyền lực vào mũi tên khiến nó bay đi. 

Khi không sử dụng, Trường cung cần được xuống dây để giảm các lực căng. Nếu không thì cung sẽ bị cong mãi mãi và không phát huy được tác dụng tốt trong lần bắn tiếp theo.

*Tại sao trường cung lại rất dài?
Nó là vì do sức mạnh của cung. Để cung mạnh hơn, cần có cánh cung dày hơn, to hơn. Mà khi cánh cung quá dày + ngắn, nó sẽ dễ gãy, không bền, bán kính cong quá lớn, làm gỗ biến dạng, giới hạn sải tay kéo cung. Vì vậy cánh cung dày phải tỉ lệ thuận với chiều dài cung, để giữ bán kính cong ở mức vừa phải, giúp cung bền, dùng được lâu.

Phần tay cầm đơn giản, thân cung cong nhẹ hình chữ D do chiều dài của cung.

Chiến lược và chiến thuật

Do giá thành rẻ, vật liệu dễ kiếm tại chỗ, quân đội có thể trang bị hàng loạt cho đội quân của mình. Mỗi quân 1 cung, 48 mũi tên, mấy bộ quần áo vải, trang bị bằng da, giàu thì có giáp xích. Nhưng không vì thế mà thắng trận bởi đoàn quân “chỉ toàn cung thủ” được.

Longbowmen sẽ là binh đoàn “hỗ trợ” có chức năng dàn mỏng sinh lực đối phương, hạ gục kỵ binh, chặn quân đánh sườn ở địa hình hiểm trở.

Khi chiến đấu, cung thủ sẽ ghim đống mũi tên của mình xuống đất – để cho tiện nạp mũi tên, tặng kèm đống bùn đất dơ dấy vào cơ thể “khách hàng”, freeship một vé xuống địa ngục.

Là khắc tinh của kỵ binh, cung và tên dễ dàng gây tổn thương ngựa của đối phương và trong trường hợp cuối cùng, tại vị trí của cung thủ còn có các cọc nhọn hướng về phía trước, ngăn chặn đoàn quân đang lao đến.

Xem video là bạn sẽ thấy độ cồng kềnh của nỏ so với sự cơ động linh hoạt của cung. Lý do tại sao Pháp thua Anh trong “Cuộc chiến trăm năm”.

Lưu ý, video chỉ minh hoạ về việc “đua tốc độ bắn”. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, nỏ thủ chỉ có thể “lay hoay” 2-3 phút để bắn 1 mũi tên.

Tưởng tượng trong trận chiến hỗn loạn, tên bay loạn xạ, đánh nhau nhiệt tình thì nỏ thủ phải lay hoay với bộ đồ chơi đắt tiền của mình, khó khăn để bắn ra mũi tên - trong khi đó tầm bắn chỉ 50-100m, không với tới vị trí của đối phương. Trong trận Crecy, nỏ thủ còn gặp mưa, nước thấm vào dây nỏ, làm giảm sức mạnh, tầm xa nặng nề.
Cọc nhọn và mũi tên để sẵn trên mặt đất
Khi chiến đấu, không ai mang túi tên ở sau lưng cả. Đó chỉ là cái balo của Hollywood chế ra.
Ngày nay, các cung thủ hiện đại sẽ đặt mũi tên trong những cái ống nhựa, đặt trên mặt đất, giữ mũi tên sạch sẽ.

Tại sao lại chọn Trường cung?

  • Trường cung Anh rất đơn giản: nó chỉ là một thanh gỗ và một sợi dây. Trường cung là một lựa chọn tuyệt vời cho những cung thủ thích sự thuần túy và kết nối với lịch sử.
  • Vì đơn giản nên Trường cung sẽ thường nhẹ hơn các loại cung hiện đại, việc lắp tên và bắn cũng sẽ nhanh, gọn và dễ sử dụng cho người mới tập.
Lựa chọn tuyệt vời cho những cung thủ thích sự thuần túy, kết nối với lịch sử

Nhược điểm của Trường cung là gì?

  • Dù dễ sử dụng nhưng để thực sự thuần thục khi bắn trường cung thì đòi hỏi nhiều luyện tập, thậm chí là chỉ với khoảng cách 15 mét.
  • Thể trạng của người hiện đại rất khó để kéo được cung 180lb – và mọi người thường dừng ở mức 50-120lb.
  • Ngày nay, trường cung thường đắt tiền và khó kiếm (cung ít, cầu ít). Cảm giác bắn cũng không “phê” so với các loại cung hiện đại hoặc cung châu Á.
  • Cuối cùng là dù trường cung không nặng, nhưng mà độ dài của nó khiến cho việc di chuyển của bạn cũng là một thử thách (nói cách khác, bạn không thể nào nhét vừa trường cung vô cốp xe của mình được).

Những phụ kiện cần có để bắn Trường cung?

Ngoài việc cần có vài mũi tên ra, thứ duy nhất bạn cần là một găng tay hay đệm ngón tay – để bảo vệ đầu ngón tay khỏi lực dây cung siêu căng – bắn thoải mái hơn.

Phụ kiện đơn giản

Mua trường cung Anh ở đâu?

Như đã nói ở trên, trường cung Anh rất khó để mua (hoàn toàn phải nhập khẩu từ Anh hoặc Trung Quốc), giá khá cao và chất lượng không tương xứng với tiền bỏ ra. Dù vậy, bạn có thể liên hệ Balista Shop Sài Gòn để có đặt mua một bộ, dùng sưu tầm hoặc sử dụng đều ok.

Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Tổng quan lịch sử bắn cung

Tổng Quan Lịch Sử Bắn Cung

Bắn cung được định nghĩa là môn thể thao liên quan đến hoạt động bắn tên bằng cung, mục tiêu có thể là vật vô tri hoặc săn bắn.

Mục lục

1. Lịch sử

Vũ khí quan trọng trong chiến tranh và săn bắn

Từ thời tiền sử, cung tên đã là vũ khí quan trọng được sử dụng trong chiến tranh lẫn săn bắn trên khắp thế giới (trừ châu Úc). Ngoài ra, hoạt động bắn cung giải trí cũng được yêu thích bởi người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Trong sử thi Odysseus của Homer có đề cập đến chi tiết nhờ chiến thắng trong thử thách bắn cung (xuyên qua lỗ của 12 cây rìu xếp thành hàng dọc) mà Odysseus đã cưới được nàng Penelope. 

Người Hung, người Thổ, người Mông cổ và các cung thủ thuộc các bộ tộc du mục khác cũng đã thống trị khu vực châu Á rộng lớn trong suốt 15 thế kỷ từ năm đầu tiên sau công nguyên.

Các cung thủ sử dụng Trường cung Anh cũng dành được nhiều vinh quang trong lịch sử chiến trận trăm năm của mình từ năm 1337 đến năm 1453. Trong khi đó thì nỏ cũng được sử dụng rộng rãi trên khắp châu Âu đặc biệt là Thuỵ Điển, một phần nước  Đức, Pháp và các nước khác… 

 
Cung thuật truyền thống Thổ Nhỉ Kỳ được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể năm 2019
Cung thủ Mông Cổ trên thảo nguyên

Cung không còn được sử dụng trong quân đội

Ở châu  Âu, cung và tên đã được thay thế bởi súng trong quân đội từ thế kỷ thứ 16. Trước thời hạm đội Armanda Tây Ban Nha tấn công Anh vào năm 1588, một đội quân Anh sẽ có ⅓ xạ thủ dùng cung và ⅔ dùng súng. Nhưng đến trước khi kết thúc thế kỷ 16 thì toàn bộ cung đã không còn được sử dụng trong quân đội Anh.

Trường cung Anh

2. Sự phát triển của bắn cung trong giai đoạn hiện đại

Tại Anh

Dù không còn được sử dụng trong quân đội, cung vẫn được duy trì trong săn bắn, thể thao và giải trí. Bắn cung thể thao vẫn được luyện tập trong cả tầng lớp quý tộc lẫn thường dân ở Anh. 

Cộng động bắn cung phát triển sớm nhất ở Anh là từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17. Sau George đệ tứ, Hoàng tử xứ Wale đã trở thành người ủng hộ Cộng đồng Toxophilite (tạm dịch Cộng đồng của những người đam mê bắn cung). Các cự ly bắn 100 yards (91 m), 80 yards (75 m) và 69 yards (55 m) cũng bắn đầu từ đó. Những cự ly này ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng trong các giải vô địch York tại Anh. Những hoạt động này là tiền đề của việc phát triển bắn cung hiện đại sau này.

Cộng đồng Toxophilite ở Anh - tranh minh hoạ 1894

FITA thành lập

Năm 1844, Đại hội bắn cung quốc gia – giải vô địch Anh lần đầu được tổ chức. Hiệp hội bắn cung Quốc gia trở thành cơ quan điều hành bắn cung tại Anh. Các luật thi đấu bắn cung quốc tế cũng được chuẩn hoá với sự ra đời của FITA – Federation of International Target Archery – Liên đoàn Bắn cung Quốc tế tại Paris năm 1931.

World Archery thành lập năm 1931

Tại Mỹ

Tổ chức bắn cung đầu tiên của Mỹ là United Bowmen của Philadelphia được thành lập vào năm 1828. Trong những ngày đầu, bắn cung thường chỉ phổ biến trong giới thượng lưu và trung lưu. Đến những năm 1870 thì nhiều câu lạc bộ bắn cung ra đời, 8 trong số đó đã thành lập nên Hiệp hội Bắn cung Quốc gia Mỹ (NAAUS).

Trong năm 1939, Hiệp hội Bắn cung Địa hình Mỹ (NFAA) cũng được thành lập để thúc đẩy phong trào bắn cung săn, bắn cung cơ động, bắn cung địa hình và dã chiến… phát triển. Sau năm 1930, số lượng cung thủ tham gia tại Mỹ tăng trưởng vượt bật. Đến thế kỷ 20, con số đã lên tới 10 triệu người tham gia vào các loại hình bắn cung khác nhau từ bắn cung săn đến bắn cung mục tiêu hay bắn cung xa…

Các mốc thời gian chính của bắn cung

3. Các giải đấu nổi tiếng

Olympic

Bắn cung được đưa vào thi đấu trong các kỳ Olympic từ năm 1900. Gián đoạn một thời gian thì bắn cung lại trở lại trong kỳ Olympic 1920 cho cả nam và nữ và duy trì đến ngày nay.

Olympic Tokyo 2020

World champion

Giải vô địch bắn cung thế giới cũng được tổ chức hàng năm từ 1931 (trừ thời khoảng thời gian thế chiến thứ 2).

Brady và ngôi vô địch 2019

Tham khảo: History Archery

Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

5 Điều Cần Cân Nhắc Để Chọn Cung Phù Hợp

5 Điều Cần Cân Nhắc Để Chọn Cung Phù Hợp

Cung tốt là cung phù hợp với người bắn.

Thế nào là một cây cung tốt? 

– Có phải một cây cung nặng, thiết kế hiện đại, thương hiệu nổi tiếng mới là một cây cung tốt? Còn một cây cung nhẹ, kiểu dáng và chất liệu đơn giản thì không?
– Không hẳn thế. Một cây cung tốt không xác định dựa trên lực kéo, kiểu dáng, chất liệu hay thương hiệu nhà sản xuất… Cung tốt là cung phù hợp với người bắn. Phù hợp ở đây có nghĩa là cung có thể đáp ứng được nhu cầu về mục đích, cách thức sử dụng, sở thích cá nhân của cung thủ. Cung có những thông số phù hợp với thể trạng, thể lực với cung thủ, tối ưu nhất hiệu quả và mang lại những trải nghiệm tốt nhất khi bắn.

Có nhiều yếu tố cần cân nhắc để quyết định chọn một cây cung phù hợp với mỗi cung thủ:

(Nếu phân vân hãy chọn tất)

Mục lục

1 & 2. Xét mục đích bắn cung và sở thích cá nhân

Đầu tiên phải xét đến câu hỏi: Mục đích bắn cung của bạn là gì?

Tiếp theo câu hỏi: Sở thích của bạn về đặc tính của cây cung yêu thích?

Kết hợp mục đích và sở thích thì bạn có thể chọn loại cung phù hợp cho bản thân:

Giải trí và trải nghiệm

Nếu chỉ để giải trí và trải nghiệm cùng gia đình, bạn bè, thì loại cung nào cũng ổn cả. 

(Chỉ cần đến CLB Bắn cung Trần Quan Brothers. Bạn có thể thử hết tất cả các loại cung sẵn có và xem mình yêu thích loại nào.)

Chinh phục mục tiêu và thi đấu

Nếu là để chinh phục mục tiêu và tham gia thi đấu thì Cung trợ lực (Compound Bow), Cung một dây thể thao (Olympic Recurve Bow), Cung trần (Barebow) là lựa chọn khá phổ biến. Đặc điểm chung của dòng này là cung được nhiều trang bị hiện đại giúp tối ưu lực kéo và hướng việc bắn trở nên chính xác hơn (Xem thêm). Ngoài ra, có rất nhiều giải thi đấu dành riêng cho các loại cung này nên cơ hội tranh tài là không thiếu.

Chinh phục mục tiêu

Thích phiêu lưu, bắn cung thực dụng

Nếu là một người thích phiêu lưu, bắn cung thực dụng (dùng để đóng phim, chụp ảnh) thì có hẳn dòng cung 3D cho bạn khám phá. Đặc điểm chung của dòng cung này là gọn nhẹ, lực bắn mạnh, cơ động, đẹp, ngầu (nên hay dùng trong điện ảnh).

Mẫu cung 3D

Thích văn hoá, truyền thống

Nếu bạn là người hoài cổ, yêu thích các trải nghiệm văn hoá, lịch sử, luyện tập kỵ xạ (cưỡi ngựa bắn cung) thì Cung Truyền thống (Traditional Bow) là một đề xuất phù hợp. Cầm cây cung truyền thống trên tay, như cung Thổ, cung Hàn, cung Lưỡng Hà, Cung Nguyên đến Trường cung Anh… phần nào giúp bạn ngược dòng lịch sử và trải nghiệm cảm giác bắn cung của người xưa.

Đam mê truyền thống

Rèn luyện tinh thần, cảm giác, giác quan nhanh nhạy

Bắn cung nói chung đều có lợi ích trong việc cải thiện sự tập trung, kiên nhẫn và sự phối hợp giữa tay và mắt về lâu về dài. Quan trọng là kiên trì luyện tập, không ngừng học hỏi, không ngừng cải thiện bản thân.

3. Xét thể trạng của cung thủ

Sau khi chọn loại cung yêu thích, yếu tố tiếp theo cần xem xét để chọn cung chính là thể trạng của cung thủ. Tùy theo dáng người cao thấp, sải tay dài ngắn, sực kéo giữ mạnh yếu mà cung thủ sẽ chọn các thông số cung khác nhau.

Sải kéo

Cung truyền thống, cung một dây, cung trần thì chỉ cần kéo không quá sải của nhà sản xuất quy định. Tuy nhiên đối với Cung trợ lực thể thao thì sải kéo cần phù hợp tuyệt đối cho từng cá nhân.

Cung trợ lực cần có sải kéo chính xác riêng cho từng cung thủ

Lực kéo và Khối lượng cung

Nên chọn cung nặng và mạnh từ đầu?

Cung với lực kéo mạnh sẽ là lợi thế khi bắn cung nhất là các cự ly xa (giúp tên nhanh, mạnh, thẳng đến mục tiêu). Tuy nhiên, không nên chọn cung quá nặng và lực kéo quá khủng khi chỉ mới bắt đầu tập. Quan trọng không phải là cung nặng và mạnh đến cỡ nào. Mà quan trọng là cung thủ có kiểm soát được cây cung ấy không.
Nếu cung quá nặng, kéo không nổi, giữ không được, động tác sai thì không thể bắn tốt được. Bắn cung lúc ấy sẽ không thoải mái mà còn làm bạn “phát nản” mỗi lần cầm cung lên. Chưa kể tập không đúng cách với cung nặng có thể gây chấn thương không đáng có cho vai, tay và lưng sau này.

Điều chỉnh tăng từ từ

Cung thủ có thể từ từ tăng lực kéo của lên sau một thời gian luyện tập nhất định. Các loại cung thể thao hiện đại hầu hết đều có thiết kế để điều chỉnh tăng giảm lực kéo. Ví dụ, Cung thể thao một dây thường có thiết kế cánh cung tháo lắp. Có thể thay đổi cánh cung để nâng lực kéo lên ngưỡng mới. Nên không cần phải quá vội vàng để chọn một cây cung “siêu nặng” ngay từ đầu.

4. Xét "ngân lượng"

Bạn không thể bắn cung mà không có cung, nhưng bạn có thể bắn cung mà không cần tốn quá nhiều chi phí. Để trải nghiệm thì bạn có thể đến CLB Bắn cung Trần Quan Brothers, đăng ký một giờ bắn thử hay khoá học nhanh với mức giá hợp lý. CLB có trang bị đầy đủ các loại cung khác nhau từ Cung trần, Cung thể thao 1 dây, Cung trợ lực và Cung truyền thống cho khách/ thành viên/ học viên đến chơi.

CLB Bắn cung Trần Quan Brothers và "đủ thể loại"

Mỗi loại cung sẽ có mức ngân sách khác nhau (xem thêm), quan trọng là tìm được cung phù hợp với mục tiêu và sở thích của cung thủ.
Một số cung thủ có thể tiết kiệm bằng việc mượn cung của bạn bè hoặc người thân không sử dụng. 

Tuy nhiên, trước khi bắn cung của người khác, hãy nhớ mang cung đến kỹ thuật viên về cung tên để được kiểm tra. Nếu cung không được sử dụng trong một thời gian, dây có thể bị mòn hoặc các bộ phận có thể bị lỏng. Kỹ thuật viên sẽ giúp bạn kiểm tra những vấn đề này, đảm bảo cung đã được canh chỉnh an toàn để bắn.

5. Xét chất liệu cung

Chất liệu làm cung ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền cũng như hiệu suất khi bắn. Tuỳ theo mục đích bắn cung và tần suất sử dụng mà bạn có nhiều lựa chọn chất liệu cung như sau:

Cung nguyên khối

Cung ống nước (PVC)

  • Kiểu dáng đơn giản, lực kéo trung bình, cảm giác bắn rất sốc tay, hiệu suất thấp, dễ hư hỏng 
  • Không mất nhiều chi phí, vật liệu dễ tìm, dễ làm.
Một mẫu cung làm từ ống nước (PVC)

Cung gỗ/tre nguyên khối

  • Thiết kế đơn giản, nhẹ, đàn hồi tốt nhưng không ổn định và dễ bị biến dạng theo thời gian
  • Lực kéo có thể từ rất yếu đến rất mạnh (200lb ~ 91kg). Tuy nhiên, để chế tạo một cây cung gỗ nguyên khối đúng chuẩn mất rất nhiều thời gian.

Trường cung Anh có thể mất đến 4 năm để chế tạo. Nếu không mất nhiều thời gian chế tạo như vậy, cung sẽ không bền, không mạnh.

Một mẫu cung gỗ nguyên khối

Cung phức hợp

  • Cung trận, cung săn thời xưa, chất liệu là sự kết hợp nhiều loại vật liệu khác nhau như sừng, gân, keo, xương, da, gỗ, tre… Lực kéo mạnh, hiệu suất cao, uy lực lớn
  • Cực kỳ khó chế tạo, khó bảo dưỡng và kém bền với thời tiết.

Cung tháo lắp

Thân cung

  • Thân cung bằng gỗ: cầm nhẹ, gọn, tính thẩm mỹ cao.
  • Thân cung bằng hợp kim: cầm nặng hơn, bền, thiết kế hiện đại, dễ gắng nhiều phụ kiện.
  • Thân cung bằng carbon: nhẹ hơn, cứng hơn, độ bền cao, êm và ít rung khi bắn
Thân cung bằng gỗ
Thân cung bằng hợp kim

Cánh cung

  • Cánh cung bằng fiberglass đặc: thường có thiết kế đơn giản, dễ chế tạo, giá rẻ, kém bền, hiệu suất(*) không cao, dễ vỡ, gây phát tán các sợi thuỷ tinh nhỏ li ti độc hại.

Chất liệu fiberglass đặc
  • Cánh cung fiberglass ép lớp lõi gỗ/tre: kỹ thuật chế tạo tân tiến, kết hợp cả hai ưu điểm của gỗ/tre và fiberglass, giá hợp lý, độ bền cao hơn.
  • Cánh cung carbon ép lớp với lõi foam: chất liệu hiện đại, nhẹ, độ bền cao,hiệu suất cao, cảm giác kéo cung mượt.
  • Cánh cung fiberglass ép lớp với lõi foam: tương tự carbon – foam, nhưng hiệu suất thấp hơn một chút và giá thành rẻ hơn.
  • Cánh cung carbon ép lớp với gỗ/tre: chất liệu hiện đại, mang ưu điểm của carbon (hiệu suất cao), cảm giác bắn đầm hơn so với lõi foam, kém bền ở các quốc gia nhiệt đới.
  • Cánh cung carbon pha với fiberglass: Công nghệ độc quyền của hãng Uukha (Pháp), có hiệu suất cao vượt trội, rất bền.
  • Cánh cung carbon nguyên chất: Công nghệ độc quyền của hãng Uukha (Pháp), có hiệu suất cao và độ bền hàng đầu, bền bất chấp thời tiết.
Cánh cung carbon nguyên chất của hãng Uukha, hiệu suất và độ bền vượt trội

(*) Hiệu suất của cánh cung được hiểu là năng lượng tích trữ thực tế để đẩy mũi tên đi nhanh hay chậm (mạnh hay yếu). Ví dụ, trường cung Anh 60lb bằng gỗ bắn mũi tên bay đi với tốc độ 40m/s. Nhưng cung hiện đại bằng carbon cũng có lực kéo chỉ khoảng 36lb vẫn có thể bắn mũi tên bay đi với tốc độ đến hơn 50m/s.
Vật lý cơ bản: mũi tên có cùng khối lượng, mũi tên nào bay nhanh hơn thì uy lực cao hơn (động năng = ½ (khối lượng x bình phương vận tốc)).

Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

10 Lợi Ích Của Bắn Cung

10 Lợi Ích Của Bắn Cung

Bắn cung là môn thể thao yêu thích của nhiều người và hơn thế nữa. Nhiều cung thủ dành hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng và hàng năm trời để luyện tập bắn cung. Dù chỉ là chơi giải trí thôi thì bắn cung cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người chơi. Bài viết xin tổng hợp 10 lợi ích hàng đầu mà bắn cung mang đến:

Mục lục

Không phải tất cả các lợi ích trên đều được các cung thủ nhận ra theo đúng trình tự và đúng thời điểm như nhau. Nhưng đâu đó, trong quá trình luyện tập của mình các cung thủ sẽ nhận ra vào một thời điểm nhất định. Nhận biết được những lợi ích ấy có lẽ sẽ càng khiến bạn cảm thấy bắn cung thú vị hơn.

“Lợi ích về thể lực bao gồm gia tăng sức mạnh nửa phần trên của cơ thể, cải thiện sự cân bằng và giới hạn cá nhân. Lợi ích về tinh thần bao gồm sự tập trung, kiểm soát chuyển động, gia tặng tự tin, thư giãn thoải mái trước những thách thức tâm lý.”

1. Cải thiện sự tập trung

Cung thủ luôn phải duy trì tập trung trong suốt quá trình bắn. Có rất nhiều điều phải tập trung chú ý đến như tư thế, mục tiêu, cung tên… Ngoài ra, cung thủ cần hoàn toàn ngăn cách bản thân khỏi sự xao lãng. Đó có thể là các xao lãng đến từ bên ngoài như thời tiết, tiếng ồn, hoạt động của đối thủ xung quanh. Cũng có thể là xao lãng đến từ nội tâm như các yếu tố tâm lý, áp lực, căng thẳng, sợ hãi…

Ban đầu bạn sẽ có thể cảm thấy chưa quen với sự tập trung này, nhưng sau vài vòng bắn bạn sẽ thấy dễ dàng tập trung hơn. Nhiều cung thủ mất khoảng một tháng để cảm thấy khả năng tập trung của bản thân được nâng cao đáng kể. Đây cũng là một khả năng hiệu quả giúp chúng ta đối mặt tốt hơn với nhiều vấn đề và các tình huống áp lực khác trong cuộc sống.

Tập trung bắn cung

2. Thư giãn và giải tỏa căng thẳng

Với toàn bộ sự tập trung nêu trên thì trông có vẻ bắn cung là một môn căng thẳng. Nhưng ngược lại, càng tập trung đầu óc càng tĩnh lặng. Bớt ồn ào, bớt suy nghĩ lung tung, chỉ tập trung bắn cung, tâm trí sẽ thật sự cảm thấy giải tỏa. Một trong những điều yêu thích của mình là cuối tuần, lên sân bắn vài phát, không nghĩ ngợi gì. Và hạnh phúc đến từ đó.

Điều này bạn sẽ nhận ra ngay lần đầu bắn cung. Cảm giác thư giãn sẽ đến và căng thẳng chất chồng từ khi nào đã được giải tỏa theo từng mũi tên. Chưa kể nếu đi chung với một người bạn thân hoặc một hội bạn vui nhộn, cùng nhau bắn cung sẽ làm niềm vui càng lan tỏa.

3. Luyện kiên nhẫn

Bắn cung không khó, chỉ cần có đầy đủ dụng cụ và được hướng dẫn cách bắn căn bản trong khoảng 10 phút thì bạn đã có thể bắn đầu bắn cung. Đôi khi bạn có thể bắn trúng tâm vàng trong vài lần trải nghiệm đầu tiên vì “may mắn” hoặc vì bạn “có khiếu”. Nhưng cái khó ở đây là lập lại điều đó thêm 35 lần tiếp theo. (Một vòng bắn cơ bản thường sẽ gồm 36 mũi tên). Đến lúc này thì việc bắn chính xác không phải là phụ thuộc vào may mắn hay vào năng khiếu nữa, mà phần nhiều là ở kiên nhẫn. Để thật sự bắn chính xác, cung thủ cần dành rất nhiều thời gian để luyện tập, không bỏ cuộc, kiên nhẫn cho đến khi đạt mục tiêu. 

"Bắn vào tâm không khó, cái khó là lập lại điều đó 36 lần."

Làm sao để lập lại 36 lần vào tâm bia?

4. Phối hợp tay và mắt

Luyện tập bắn cung đòi hỏi sự phối hợp liên tục giữa tay và mắt. Mắt liên tục chuyển đổi sự tập trung giữa nhiều đối tượng khác nhau: ban đầu là cơ thể, đến cung tên, đến thước ngắm rồi đến tâm bia. Còn tay của cung thủ được luyện tập để làm nhiều nhiệm vụ khác nhau, kéo cung, điều chỉnh lực, phối hợp với mắt để ngắm bắn, thả tên…

Sự đồng thuận về tay và mắt được lập lại liên tục trong suốt quá trình bắn cung. Sau một thời gian, bạn ngắm bắn tốt hơn, chính xác hơn, sự phối hợp giữa tay mắt cũng được cải thiện. Hầu hết cung thủ sẽ nhận ra sự cải thiện sau hai tháng hoặc sớm hơn.

5. Rèn luyện cơ thể

Khi bắn cung, cả cơ thể phải vận động. Hoạt động kéo và giữ khi bắn cung cũng đòi hỏi nhiều phần cơ khác nhau hoạt động cùng một lúc. Không phải chỉ có cơ tay, cơ vai mà đặc biệt là cơ lưng sẽ được sử dụng liên tục. Không những vậy, để có một thế đứng vững vàng phần chân và cơ bụng cũng phải là trụ tốt. Nên thực sự để bắn cung tốt, các cung thủ phải rèn luyện cả nhảy dây, chạy bộ, hít đất…để bổ trợ thêm.

Bên cạnh việc bắn, hoạt động đi rút tên cũng tiêu tốn năng lượng không kém. Nếu bắn thư giãn ở cự ly 10m, mỗi vòng phải rút tên 6 lượt. Nếu bắn khoảng 2 – 3 vòng, bạn cũng đi bộ được gần 1km. Những cung thủ chuyên nghiệp ở cự ly xa hơn, họ có thể đi bộ đến 8km/ngày cho hoạt động rút tên, lượng năng lượng tiêu thụ ước tính khoảng 100-150 Calo trong 30 phút.

Rút tên thôi

6. Xây dựng lòng tự tin

Ở mỗi giải thi đấu hoặc một giai đoạn nào đó của quá trình luyện tập bắn cung, bạn có thể xác định khá rõ mục tiêu cần đạt được. 

Có nhiều cách đặt mục tiêu khác nhau trong bắn cung. Có thể là mục tiêu điểm số như 325 điểm ở cự ly 10m, 315 điểm ở cự ly 15m, 343 điểm ở cự ly 30m… Có thể là mục tiêu kỹ thuật cần đạt được như tìm được điểm tì, tập được cách thả tên, buông cung hiệu quả… (Tham khảo thêm bài viết 6 Bước tạo lập thói quen bắn cung về cách đặt mục tiêu bắn cung đơn giản.)

Cứ mỗi lần đặt mục tiêu, cung thủ lại dành thời gian để luyện tập, mắc sai lầm và liên tục cải thiện. Kết quả thường được thể hiện khá rõ ràng ngay trên mặt bia. Nếu kết quả đạt được như mong đợi, bạn sẽ có cảm giác chinh phục, cảm giác vượt qua chính mình. Khi ấy, lòng tự tin lại được củng cố và vung bồi. (Nếu chưa đạt được kỳ vọng, vui lòng quay lại điều số 3.)

“Đối thủ lớn nhất của mỗi cung thủ chính là bản thân mình.”

7. Tập trầm tĩnh

Tập trầm tĩnh và bắn chính xác dưới áp lực cao là một loại khả năng được phát triển thông qua quá trình luyện tập của cung thủ. Trong lúc bắn cung, cung thủ luôn phải tập ổn định nhịp thở, tập trung vào mục tiêu, điều phối cảm xúc. Mỗi khi bắn tốt, thời gian trôi qua thật tĩnh lặng. Dù hàng giờ đã trôi qua nhưng có cảm giác tựa như một cái chớp mắt. Khi đứng trên đường bắn, chỉ có cung thủ, cung tên và mục tiêu. Một khoảng thời gian tuyệt vời cho sự trầm tĩnh và tìm về chính mình.

8. Giao lưu kết bạn

Độ tuổi của người tham gia bắn cung khá đa dạng từ 6 đến 80 tuổi. Gặp nhau ở câu lạc bộ, dù khác nhau về tuổi tác hoặc xuất thân từ nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhưng mọi người đều cùng chung đam mê sở thích. Cùng luyện tập, cùng tán gẫu về cung tên, cùng trải nghiệm, cùng thử thách ở các kỳ thi… tạo nên những câu chuyện bất tận về bắn cung.

Trong thi đấu, bạn có thể tham gia cả hạng mục bắn cung cá nhân lẫn đồng đội. Nếu có một đội ăn ý trong bắn cung hẳn là một điều rất hạnh phúc. Trong khi bạn bắn thì có đồng đội đọc điểm nhắc nhở, phụ kiện lỏng thì có đội kỹ thuật hỗ trợ, lúc căng thẳng hay bắn trật thì có đồng đội gánh vác một phần. Nhiều khi không nói ra, nhưng sau mỗi giải đấu tinh thần của các cung thủ trong đội càng khắt khít hơn. 

Đồng đội (hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, vui lòng không tự ý làm theo)

9. Tăng cường nhận thức về an toàn

Khi bắn cung, an toàn là trên hết. Các cung thủ luôn nhận thức về các nguyên tắc an toàn từ bước đầu. CLB bắn cung Trần Quan vẫn luôn hướng dẫn các nguyên tắc an toàn cho 100% các cung thủ trước khi bắn lần đầu tiên. 

“Khu vực mình đang đứng bắn có đúng nơi chỉ định không? Trước khi giương cung có đảm bảo không có ai ở trong phạm vi phía trước không?” Người chơi phải liên tục kiểm tra. Những nguyên tắc ngày cũng là những nguyên tắc an toàn cơ bản trong cuộc sống: đảm bảo an toàn cho bản thân, an toàn cho những người xung quanh. Bắn cung giúp bạn tôn trọng trong việc sử các trang thiết bị, có trách nhiệm với an toàn của bản thân và người xung quanh. 

10. Cải thiện quan sát

Có vô vàn điều cần thiết để quan sát khi bắn cung. Trước hết vấn đề an toàn, khi nào thì tất cả cùng rút tên, khi nào thì được phép bắn. Lúc bắn thì quan sát bản thân, tư thế chuyển động, phối hợp tay mắt. Bắn xong rồi thì kiểm tra kết quả trên mục tiêu và đôi khi là quan sát cả đồng đội cùng bắn nữa.

Đặc biệt trong quá trình bắn cung có một điều thú vị là việc quan sát cơ chế hoạt động của cung tên và các phụ kiện đi kèm. Trong lúc chuẩn bị, bạn có bao giờ quan sát cách các cung thủ lên dây cung cho nhiều loại cung khác nhau? Khi cầm kéo cung, ta có đặt câu hỏi cánh cung cong thế nào? Nếu trả lời được là ta đã hiểu thêm một chút về cơ chế hoạt động của cung. Lúc thả dây, quan sát mũi tên di chuyển ta lại hiểu thêm về cách cánh cung truyền lực vào tên… Mỗi hoạt động liên quan đến cung tên đều có cả một cơ chế hoạt động đằng sau. Để ý quan sát một chút ta sẽ thấy có đến “1000 câu hỏi Tại sao” hết sức thú vị trong bắn cung.

 (Tham khảo thêm bài viết về giải mã các phụ kiện bắn cung để biết thêm chi tiết về cơ chế hoạt động của một số phụ kiện bắn cung)

Đố vui: cung thủ lên dây cung trong hình dựa vào nguyên tắc gì?
Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Có thể bạn quan tâm

4 Ý Tưởng Chọn Màu Lá Tên Theo Sở Thích

4 Ý Tưởng Chọn Màu Lá Tên Theo Sở Thích

Bắn cung vui ở chỗ mỗi cung thủ đều có thể “cá nhân hoá” toàn bộ thiết bị phụ kiện bắn cung của mình theo sở thích. Có rất nhiều cung thủ trang bị cho nguyên “bộ đồ nghề bắn cung” từ tay cầm, cánh cung, dây bắn, thước, túi đeo, đến từng mũi tên đều đồng bộ theo màu sắc chủ đề nhất định. Mỗi người một sở thích làm nên những màu sắc sự đa dạng trên sân cung.

Trong đó, lựa chọn màu sắc, chất liệu cho lá tên là điều mình thấy thú vị nhất. Tuy sẽ mất kha khá thời gian và công sức để lựa chọn hoặc tự tay làm. Nhưng bù lại bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng vì đã có thể có thể sở hữu một bộ tên chế tác riêng cho bản thân. Sau đây sẽ là một số ý tưởng chọn màu lá tên theo các phong cách khác nhau:

Mục lục

1. Chọn màu theo phong cách cổ điển

Nghĩ đến phong cách cổ điển trong bắn cung người ta nghĩ ngay đến những cây cung truyền thống và những mũi tên lông. Ngày nay, tên lông ngoài sử dụng cho cung truyền thống thì vẫn dùng rộng rãi cả cho cung recurve thể thao hiện đại. Nhất là khi bắn cung trần (barebow), tên lông là một trợ thủ đắc lực giúp ổn định đường tên, mũi tên của bạn sẽ chính xác hơn nhiều. (Tham khảo thêm bài viết về giải mã các phụ kiện bắn cung để biết thêm chi tiết)

Sự thật thú vị: lông đuôi mũi tên đã được sử dụng cả trước khi cung ra đời.

 

Màu sắc yêu thích của các cung thủ theo phong cách cổ điển thường là lá tên đen tuyền, lá nâu hoặc lá màu sọc sọc như lông đuôi chim trĩ. Trong trường hợp này khấc đuôi tên (nock) màu trắng hoặc đen là hợp lý nhất. Nhưng nếu bạn thích cách điệu một chút thì chọn khấc đuôi tên (nock) khác màu cũng là một điểm nhấn thú vị cho mũi tên của mình.

Bộ tên đen tuyền

2.Chọn màu nổi bật

Trái ngược với phong cách cổ điển thì nhiều cung thủ lựa chọn bộ tên có màu sắc khá ấn tượng và bắt mắt. Các tông màu như cam, vàng neon, xanh đọt chuối, hồng đậm… được các bạn trẻ tin dùng. Ngoài ra, lựa chọn những cặp màu tương đồng (như cam vàng, đỏ hồng…), các cặp màu tương phản (như xanh vàng, xanh đỏ, tím vàng…) cũng làm nên những mũi tên sống động vô cùng.

Hồng Neon nổi bật

Chất liệu lá tên được sử dụng cho trường hợp này thường là lá nhựa vì lá nhựa có nhiều ưu thế trong lựa chọn về màu sắc hơn. Tuy nhiên, nếu yêu thích lá lông và chịu khó tìm kiếm một chút thì vẫn có nhiều lá lông có màu sắc sặc sỡ không thua kém.

Ngoài việc thể hiện “cá tính mạnh” của chủ sở hữu, ưu điểm lớn nhất của việc lựa chọn màu tên có nổi bật chính là giúp cung thủ dễ… “nhặt tên” hơn. Nghe có vẻ buồn cười nhưng sự thật thì không buồn cười chút nào.Thử tượng tượng bước ra trường bắn hơn 50m, lỡ mà bắn hụt một mũi tên ra ngoài bia thì việc tìm một mũi tên mảnh dẻ giữa một sân bắn rộng lớn sẽ khó như tìm lá trong rừng. Công đoạn “nhặt tên” sẽ bớt vất vả hơn nếu có chút màu sắc nổi bật dẫn lối.

Màu mè một chút thêm phần sinh động

3. Chọn phối màu đơn giản

Thông thường, một mũi tên thường sẽ có ba lá tên. Trong đó, có hai lá sẽ cùng màu, một lá khác màu. Khi lắp tên lá khác màu này sẽ được lắp hướng về phía người bắn để tránh va quẹt vào lẫy kê tên (arrow rest) khi mũi tên được bắn ra. 

Có vô số lựa chọn để phối màu cho các lá tên theo phong cách đơn giản. Chỉ cần thoải mái phối Trắng/ Đen với một màu bất kỳ là đã có ngay một cặp màu dễ nhìn. Cặp màu Trắng Đỏ, Trắng Xanh, Đen Hồng, Đen Xanh, Đen Vàng… là những lựa chọn đơn giản, dễ dàng ít khi nào lỗi thời.

Trắng xanh đơn giản
Vàng đen tinh tế

4. Chọn thiết kế theo chủ đề

Nhiều hãng sản xuất lá tên có kèm theo cả hoa văn, bạn có thể chọn hoa văn theo chủ đề yêu thích để sử dụng cho bộ tên của mình.

Bộ tên "Mùa hè"

Nếu không tìm được hoa văn thích hợp thì cũng đừng vội nản lòng. Luôn có cách giải quyết cho những đam mê: dán lá theo kèm theo decal được thiết kế riêng. Phần hoạ tiết trên decal này sẽ làm nổi bật màu lá tên đơn sắc của bạn. Tuy hơi cực công thiết kế, in ấn, thi công một chút nhưng bộ tên làm ra hoàn toàn là một dấu ấn riêng. Trên decal dán có thể in cả tên của chủ sở hữu. Thế là bạn không bao giờ còn sợ nhầm lẫn mũi tên của mình với các cung thủ khác nữa nhé!

Decal dán tên tùy chỉnh thiết kế theo sở thích
Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Những “Sai Lầm” Thường Gặp Khi Mới Bắn Cung

Những “Sai Lầm” Thường Gặp Khi Mới Bắn Cung

Lao vào luyện tập thật nhiều, lâu lâu nhìn lại, mình sẽ phát hiện những lỗi “sai quá sai” bản thân trong quá trình bắn cung. Đó có thể là một điểm sai nhỏ trong kỹ thuật hoặc có khi là một “sai lầm” lớn trong cách nghĩ, trong phương pháp luyện tập… Dù là sai lầm kiểu nào đi nữa, một khi đã nhận ra thì mình nghĩ đó có thể là một cơ hội để mình bắn cung tốt hơn.

Trải nghiệm của mỗi cung thủ ắt hẳn sẽ rất khác nhau tùy hoàn cảnh. Bài viết là những kinh nghiệm đúc kết của riêng mình trong suốt quá trình luyện tập bắn cung trong thời gian qua tại CLB Bắn cung Trần Quan.

"Bắn cung là một quá trình không ngừng cải thiện bản thân."

Mục lục

Chỉ tập trung ngắm

“Làm sao để ngắm vào vàng?”

Hầu như mọi người đến bắn cung, sau khi trải qua vài phát bắn đầu tiên đều sẽ thắc mắc vấn đề: “Làm thế nào để ngắm vào vàng (tâm bia)?”; “Ngắm vào đâu để bắn trúng?”. Hầu hết mọi người nghĩ việc bắn chính xác chỉ phụ thuộc vào việc ngắm, những thứ khác không quan trọng. Đó chính là sai lầm đầu tiên.

Việc ngắm tốt có thể sẽ giúp cải tăng độ chính xác khi bắn cung – cũng có những cung thủ không cần ngắm cũng trúng và chính xác. (Đến CLB bạn có thể yêu cầu các admin trình diễn cho bạn xem về việc “không-cần-ngắm-cũng-bắn-trúng”)

  • Cung trần (barebow) sẽ có cả một “vùng trời nghệ thuật” về điểm ngắm ảo/ đi dây/ quan sát đường tên để việc ngắm bắn dễ hơn.
  • Cung trợ lực (compound bow) cũng có một hệ thống thấu kính, ống ngắm để nhìn mục tiêu to và rõ.
  • Cung recurve cũng có thước ngắm, điểm ngắm để bạn tập trung vào tâm. 

Nhưng việc ngắm tốt không phải là tất cả – hay đúng hơn, nó chỉ là một phần nhỏ tí teo trong bắn cung. Đó lại là sai lầm lớn nhất của mọi cung thủ từ nghiệp dư tới chuyên nghiệp: chỉ tham ngắm vào vàng mà không quan tâm đến mọi thứ khác đang sai sai.

Cải thiện tư thế, động tác nhằm cải thiện độ chính xác khi bắn cung

Dù bạn có ngắm tốt đi nữa nhưng tư thế bắn cung “sai lầm” thì kết quả bắn cung của bạn đảm bảo cũng xuống dốc theo. 

"Ngắm bắn - Tư thế bắn - Kết quả"

Tư thế, động tác có ảnh hưởng gì đến độ chính xác?

  • Kéo dây cung không đúng độ dài (kéo quá nông hoặc quá sâu) -> làm tên bay ra yếu hơn hoặc mạnh hơn -> mũi tên đáp chỗ cao chỗ thấp.
  • Tay cầm dây cung không ổn định đúng chỗ -> thay đổi góc độ của mũi tên -> mũi tên đáp tùm lum chỗ:
    • Tay thấp: mũi tên bay cao.
    • Tay cao: mũi tên bay thấp
    • Tay qua trái: mũi tên bay qua phải
    • Tay qua phải: mũi tên bay qua trái
  • Bung ngón tay quá mạnh làm cho dây cung lệch mạnh, mũi tên bay không thẳng, đáp tứ tung.
  • Tay cầm cung lúc thẳng, lúc cong, làm dây cung kéo nông hoặc sâu hơn bình thường -> mũi tên đáp không đều.
  • Nghiêng đầu, ngắm sai mắt, đứng không thẳng, sai hướng,… cũng làm thay đổi góc độ hướng bắn so với hướng ngắm -> mũi tên bay lung tung.

Đảm bảo, tất cả người mới nào cũng có đủ các combo này. Áp dụng với cả bắn súng, chỉ cần lệch vài ly nhỏ xíu, bạn luôn có thể bắn trật hoặc kém chính xác.

Động tác, tư thế, yếu lĩnh tốt sẽ giúp loại bỏ/hạn chế những lỗi trên – cải thiện đáng kể độ chính xác khi bắn cung. Và nó cũng là con đường duy nhất cho tất cả các cung thủ, xạ thủ trên toàn thế giới

Bạn thực sự quan tâm đến độ chính xác trong bắn cung thì hãy bắn đầu luyện tập một “động tác chuẩn” từ bây giờ. Nếu đi học bắn cung chuyên sâu tại nhiều nơi trên thế giới, học viên sẽ buộc phải mài dũa động tác và không được ngắm bắn – vì việc ngắm bắn là vô nghĩa nếu như mọi tư thế chưa “chuẩn”.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết về kỹ thuật cơ bản và cách bắn cung trên website của CLB Trần Quan.

""Bắn đúng thì sẽ bắn trúng."

Ham hố bắn xa

Gần quá bắn chán òm

Cùng đứng ngang hàng trên một vạch bắn nhưng có người lại được bắn xa tít ở 10m,15m thậm chí là 30m và hơn thế nữa… Còn mình chỉ có thể bắn ở cự ly 3m, 5m hay nhiều nhất là 7m. Đôi khi mình cũng không kìm nổi tính hiếu kỳ/ tò mò/ ghen tị/ hứng thú và muốn thử “xăm mình” ra bắn xa xem thử thế nào.

Việc được phép bắn xa hay gần thì phụ thuộc phần lớn vào sự đồng thuận của người quản lý trường bắn (cũng như điều kiện cơ sở vật chất tại đó)

“An toàn là trên hết” – áp dụng ở mọi lĩnh vực kể cả bắn cung. Việc bắn chưa chuẩn mà bắn ở cự ly xa thì có nhiều hệ luỵ: bắn không trúng, tên đáp vào những chỗ không nên đáp: nhà hàng xóm, con mèo gần đó, chui vào bụi cỏ, vào tường cứng làm hỏng tên, tên bay mấ tiêu phải đi tìm, blah blah và blah blah…

Bắn không trúng là việc bình thường, vì sự an toàn chung, cung thủ chỉ nên bắn ở cự ly mà mình đủ sức.

Bạn đã thấy ai đó bắn ở cự ly xa hơn thì hãy nhớ: họ đã phải luyện tập rất nhiều, bỏ công sức, bỏ thời gian để bắn chính xác, cải thiện động tác, thiết bị phù hợp,… mới đủ điều kiện bơi ra biển lớn hơn.

Cung thủ Kyudo phải tập tư thế, động tác với makiwara, khoảng cách 2 thước, TRONG 3 NĂM, sau đó mới được phép đến matomae - bắn tên thực sự ở 28m

Chúng tôi cũng không “ác” đến mức bắt bạn tập 3 năm đục bia tại một chỗ đâu.

Nếu như bạn đã bắn khá tốt ở cự ly ngắn (bắn trúng hết trong vàng) thì việc kéo giãn khoảng cách mục tiêu là đều hợp lý. Miễn là đảm bảo an toàn.

Nhưng nếu bạn còn “chệch choạng” thì vẫn nên giữ nguyên khoảng cách và tiếp tục kiên trì ở cự ly đó. Nên nhớ, mục tiêu càng ở xa, sai lầm càng được phóng đại. Vì sự an toàn của những người xung quanh và cũng là để bạn có thêm thời gian để cải thiện thành tích, hãy giữ nguyên vị trí.

"Sai một ly, đi một dặm."

Kiên trì bắn chính xác ở một cự ly

Không có gì là đáng xấu hổ khi phải bắn ở cự ly ngắn. “Hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân.” Không có một vận động viên cử tạ nào bắt đầu luyện tập ở mức tạ 100kg. Không có võ sĩ nào được đấm người trước khi đấm bao cát. Không cần phải bắn xa, bắt đầu bắn ở cự ly mà bạn cảm thấy thoải mái đạt được độ chính xác cao. Sau khi đã bắn rất chính xác ở cự ly đó rồi thì từ từ dời mục tiêu ra xa hơn.

Bắn Quá Nhanh

"Dục tốc bất đạt"

Không tính đến các trường hợp cần so kè tốc độ hay bị áp lực thời gian dữ dội, việc bắn quá nhanh là một sự “sai quá sai” của tác giả từ lâu và vẫn chưa sửa được hẳn cho tới giờ. 

Nhiều khi tính luôn cả thời gian lắp tên và hoàn thành một phát bắn, nhìn lại đồng hồ chỉ mới có 15 giây trôi qua. Không phải đều trật cả, có lần hên thì vẫn trúng tâm, ít hên thì trật xíu, xiu thì văng ra ngoài luôn. Chắc hẳn mọi người đến với bắn cung thì cũng không thích lắm việc bắn có chính xác hay không phụ thuộc vào yếu tố may rủi như vậy.

"Bắn nhanh để làm gì?"

Không có gì phải vội

Thật ra mình cũng không cần phải bắn vội như vậy. Trong các giải, như giải bắn cung ngoài trời của thành phố, quốc gia thì cung thủ có đến 240 giây để hoàn thành 6 mũi tên, nghĩa là trung bình có đến 40 giây để thực hiện bắn 01 mũi tên. (Trừ nội dung đồng đội: cung thủ chỉ có 20 giây để hoàn thành phát bắn)

Một phát bắn chậm, đều, chắc và chứa đầy sự tỉnh thức ắt hẳn sẽ giúp mũi tên bắn ra được chính xác hơn. Bắn chậm giúp bản thân kịp cảm nhận các động tác của cơ thể, canh chỉnh lại động tác cho chính xác, kiểm soát được kết quả của phát bắn. Vừa bắn vừa quan sát bản thân, đó cũng là một kiểu tận hưởng.

Trang Thiết Bị Không Phù Hợp

Ảnh hưởng của trang thiết bị đến kết quả bắn cung

Nói đến tinh chỉnh cho cung, tên, có hàng tá vấn đề phải chú ý: cánh cung quá dài/ngắn không tối ưu, độ cứng của tên (spine) không phù hợp, bộ cân bằng (stabiliser) quá nặng, đệm ngón tay quá to so với bàn tay… Đó là chưa kể đến một vài trục trặc nhỏ khác như lẫy kê tên (arrow rest) bị mòn, lá tên (vanes) bị rách, pas siết thước ngắm bị lỏng, đinh vít đâu đó không chặt,…

Đừng quên kiểm tra và lựa chọn trang thiết bị phù hợp khi bắn cung

Khi mà đã tập mãi rồi mà vẫn chưa cải thiện được kết quả thì đừng quên kiểm tra dụng cụ xem có phù hợp không, dụng cụ có vấn đề gì không (hay có đủ xịn chưa, lên đời thôi <(“)).

Có khi, việc kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ nên được thực hiện đầu tiên – để sau khi đảm bảo đồ chơi không có vấn đề gì nữa, thì việc còn lại chỉ là đổ thừa bản thân mình thôi.

Chân lý là đây chứ đâu
Mình đang là nhân viên văn phòng tại TP.HCM, trống giờ là đi bắn cung, cũng đã được 4 năm. Mình bắn cung một dây là chính, không chuyên nghiệp, thành tích cũng chưa cao - nhưng với mình, bắn cung để khoẻ, để vui mới là quan trọng. Vẫn cứ lên sân đều đặn hàng tuần để tập luyện chăm chỉ (hoặc không) ngày vô địch thế giới sẽ không xa!

Toro