Trường cung -(Longbow) được đặt tên vì chính độ dài của nó, thường bằng chiều cao của người bắn – xuất xứ hơn ngàn năm qua, nhưng đã trở thành huyền thoại trong lịch sử nước Anh thời trung cổ. Trường cung được sử dụng hiệu quả trên các chiến trường với khả năng công phá tàn khốc chống lại lực lượng quân địch đông đảo, đáng chú ý nhất trong Chiến trận trăm năm giữa Anh và Pháp.
Trường cung thường dài 1.8 đến 2.1 mét, nổi tiếng với sức mạnh của mình, lực kéo tối thiểu của một Trường cung Anh truyền thống là 80 pound (40kg), tiêu chuẩn là 120 pound (54kg) và có thể lên đến 150 – 180 pound (70 – 80 kg). Để kéo cung, các cung thủ phải cực kỳ có thể lực và sử dụng tối đa sức mạnh của cơ thể. Tưởng tượng bạn là một người lính tham chiến phải bắn ra 40 mũi tên trong trận đánh, tương đương với thả ra 40 quả tạ (mỗi quả 40kg)… chỉ bằng 3 ngón tay.
Mũi tên dài một thước (khoảng 37 inch hoặc 94 cm). Với tầm bắn hiệu quả khoảng 450 đến 1.000 feet (140 đến 300 mét) tùy thuộc vào trọng lượng của mũi tên.
Vì lực kéo khủng nên trường cung đòi hỏi nhiều năm huấn luyện và thực hành để người bắn có thể trở thành một cung thủ thuần thục. Thông thường, bé trai 7 tuổi đã phải luyện tập bắn cung từ nhỏ. Một cung thủ kinh nghiệm có thể bắn 8-12 mũi tên trong vòng 1 phút. Có nghĩa là với một lực lượng cung thủ lão làng có thể khiến cho đối thủ bị “ăn hành” nhanh chóng bởi một trận “mưa tên” chỉ trong chốc lát. Do vậy mà các cung thủ trường cung Anh chiếm vị trí then chốt trong nhiều chiến thắng của Anh trên chiến trường. (so với tốc độ 3 phút/phát (0.33 mũi tên/phút) của nỏ thủ người Pháp thì… không chung mâm)
Công nghệ hiện đại có thể làm Trường cung từ nhiều các loại vật liệu khác nhau, từ các loại gỗ ép đến sợi thủy tinh và vật liệu tổng hợp khác.
Nhưng nhiều người cho rằng không gì có thể so sánh được với Trường cung Anh chất lượng được làm thủ công từ gỗ thuỷ tùng nguyên khối. Đây được coi là loại gỗ tốt nhất để chế tác cung, đó chính là loại gỗ có thể giữ được sự cân bằng hoàn hảo giữa sức mạnh và tính linh hoạt cho cung. Những người thợ thời trung cổ hầu như cũng chỉ sử dụng gỗ thuỷ tùng để chế tạo Trường cung. (thật ra Yew mọc đầy ở châu Âu, người ta chọn gỗ này vì rẻ, dễ tìm, sản xuất hàng loạt cho quân của mình)
Ngày nay gỗ thuỷ tùng này cũng không còn nhiều, và để tăng hiệu suất người ta còn kết hợp ép lớp với tre. Thời gian chế tác cũng nhanh hơn (thay vì 2-4 năm để phơi gỗ như ngày xưa)
Tuy nhiên tuỳ theo phong cách của mỗi cá nhân, một số loại gỗ khác vẫn có thể sử dụng để thay thế như gỗ du, gỗ hồ đào, chanh, Cam Osage, sồi trắng, sồi đỏ, cây phong đá.
Phần thân cung và kê tên
Trường cung rất đơn giản, ngoài dây cung ra thì chỉ thường có một mảnh da quấn quanh phần giữa thân cung (trong các mẫu truyền thống) hoặc là một miếng cao su đúc (trong các mẫu cung đương đại).
Trường cung gần như hoặc hoàn toàn không có bộ phận gác tên, do vậy mà người bắn phải dùng phần chính bàn tay để hỗ trợ gác tên khi kéo và bắn.
Kéo cung và nhắm bắn
Trường cung được kéo bằng tay và bắn theo bản năng, nói một cách khác việc ngắm bắn phải nhờ vào sự phối hợp của tay, mắt và cảm nhận. Trong chiến trường quy mô lớn, quân đội cung thường rải thảm “mưa tên”, dùng số lượng đè bẹp địch, nên việc bắn chính xác không còn quá quan trọng.
Trong quá trình bắn trường cung, cung thủ đơn giản là kéo dây cung bằng tay, uốn cong cung, tích trữ năng lượng trên cánh cung (thế năng đàn hồi). Càng kéo cung ra sau, cánh cung càng được uốn cong nhiều hơn và nhiều năng lượng được dự trữ hơn.
Ngay khi bắn xong, cánh cung sẽ quay về vị trí ban đầu, đẩy dây cung về phía trước và truyền lực vào mũi tên khiến nó bay đi.
Khi không sử dụng, Trường cung cần được xuống dây để giảm các lực căng. Nếu không thì cung sẽ bị cong mãi mãi và không phát huy được tác dụng tốt trong lần bắn tiếp theo.
*Tại sao trường cung lại rất dài?
Nó là vì do sức mạnh của cung. Để cung mạnh hơn, cần có cánh cung dày hơn, to hơn. Mà khi cánh cung quá dày + ngắn, nó sẽ dễ gãy, không bền, bán kính cong quá lớn, làm gỗ biến dạng, giới hạn sải tay kéo cung. Vì vậy cánh cung dày phải tỉ lệ thuận với chiều dài cung, để giữ bán kính cong ở mức vừa phải, giúp cung bền, dùng được lâu.
Do giá thành rẻ, vật liệu dễ kiếm tại chỗ, quân đội có thể trang bị hàng loạt cho đội quân của mình. Mỗi quân 1 cung, 48 mũi tên, mấy bộ quần áo vải, trang bị bằng da, giàu thì có giáp xích. Nhưng không vì thế mà thắng trận bởi đoàn quân “chỉ toàn cung thủ” được.
Longbowmen sẽ là binh đoàn “hỗ trợ” có chức năng dàn mỏng sinh lực đối phương, hạ gục kỵ binh, chặn quân đánh sườn ở địa hình hiểm trở.
Khi chiến đấu, cung thủ sẽ ghim đống mũi tên của mình xuống đất – để cho tiện nạp mũi tên, tặng kèm đống bùn đất dơ dấy vào cơ thể “khách hàng”, freeship một vé xuống địa ngục.
Là khắc tinh của kỵ binh, cung và tên dễ dàng gây tổn thương ngựa của đối phương và trong trường hợp cuối cùng, tại vị trí của cung thủ còn có các cọc nhọn hướng về phía trước, ngăn chặn đoàn quân đang lao đến.
Xem video là bạn sẽ thấy độ cồng kềnh của nỏ so với sự cơ động linh hoạt của cung. Lý do tại sao Pháp thua Anh trong “Cuộc chiến trăm năm”.
Lưu ý, video chỉ minh hoạ về việc “đua tốc độ bắn”. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, nỏ thủ chỉ có thể “lay hoay” 2-3 phút để bắn 1 mũi tên.
Ngoài việc cần có vài mũi tên ra, thứ duy nhất bạn cần là một găng tay hay đệm ngón tay – để bảo vệ đầu ngón tay khỏi lực dây cung siêu căng – bắn thoải mái hơn.
Như đã nói ở trên, trường cung Anh rất khó để mua (hoàn toàn phải nhập khẩu từ Anh hoặc Trung Quốc), giá khá cao và chất lượng không tương xứng với tiền bỏ ra. Dù vậy, bạn có thể liên hệ Balista Shop Sài Gòn để có đặt mua một bộ, dùng sưu tầm hoặc sử dụng đều ok.
946 Trường Sa, Phường 13, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
bancungtranquan@gmail.com
Phone 1: 0933107539
Phone 2: 0868879540
T2 - T6: 09:30 – 20:45
T7 - CN: 09:00 – 20:45