ADDRESS

946 Trường Sa, P13, Q3, TP.HCM

CALL US

+84 933 107 539

CUNG THUẬT TRUYỀN THỐNG

Cung phản khúc truyền thống châu Á – thể loại cung tinh tế, dễ bắn, khó ngắm, khó bắn trúng mà cũng thú vị nhất, cơ động nhất.

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC​

Liên hệ ghi danh: inbox cho Page hoặc số điện thoại: 0933107539 (Zalo, sms, call)

Học phí: 1.600.000đ/khoá/06 buổi (khoảng 1,5 tiếng)

Địa chỉ: 946 Trường Sa, phường 13, quận 3, TP.HCM (trong trường tiểu học Trương Quyền, đến nơi hỏi bảo vệ cổng sẽ được hướng dẫn lối vào)

Giới thiệu về khoá học​

Trở về với cung thuật thuần tuý nhất: cung và mũi tên. Dùng các cách để đẩy mũi tên đến mục tiêu – là một môn nghệ thuật tinh tế, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của cung thủ.

Làm thế nào để sử dụng cung truyền thống? Thế nào là thuật khatra? Làm sao để bắn cung tốc độ cao? Làm gì để phát triển sức mạnh để kéo được cung trận hạng nặng? Cách để bắn cung trong địa hình cơ động phức tạp? Cách để bắn cung trên lưng ngựa?

Vô vàn thủ thuật bắn cung khác nhau của nhiều nền văn hoá cổ-trung đại đang chờ bạn khám phá trong các khoá học Cung thuật Truyền thống tại CLB Trần Quan Brothers

Ứng dụng cung thuật truyền thống vào môn kỵ xạ (cưỡi ngựa bắn cung) - tại TP.HCM

Học bắn cung truyền thống thì sử dụng binh khí gì?

Cung truyền thống kiểu Châu Á nhìn thoáng qua có vẻ đơn giản – nhưng trong lịch sử, đó là một công trình khoa học kỹ thuật vĩ đại của các thợ thủ công lành nghề. Đắt đỏ, cầu kì và phức tạp, nhưng sản phẩm tạo ra giúp người dùng sử dụng một cách đơn giản nhất: giương cung nhanh gọn – bắn ra mũi tên dứt khoát.

1. Cung phản khúc (recurve bow)

Vũ khí chính của cung thủ. Cung có cánh cung đàn hồi (dây cung thì cứng không giãn) kết hợp tạo động lực đẩy mũi tên đi.
Thiết kế của loại cung này là nền tảng cho tất cả các loại cung trên thế giới – với kích thước nhỏ hơn mà hiệu quả lại cao hơn, bạn sẽ thấy gần như tất cả cung trên thế giới đều “cong ngược”.

Minh hoạ kết cấu hình học của một loại cung "cong ngược": cánh cung cong ra phía trước, khi móc dây vào thì bẻ cánh cung về phía sau

2. Mũi tên (Arrow)

Đạn phát ra từ cung. Sau khi nạp mũi tên dính vào dây cung, cung thủ sẽ kéo dây cung về phía sau để tích trữ năng lượng, phóng mũi tên đi. Mũi tên thường được làm từ vật liệu hình trụ (gỗ, tre), dài nửa sải tay người, có đầu nhọn/ngạnh làm bằng kim loại, đuôi tên khoét rãnh cài dây và có cánh ổn định bằng lông vũ (ngỗng, gà tây, đại bàng,…)

3. Nhẫn bắn cung

Việc giương cung chỉ bằng 2-3 ngón tay thì sẽ gây đau đớn và khó chịu. Cách khắc phục đơn giản là đeo nhẫn/bọc ngón tay trực tiếp kéo dây cung. Có nhiều loại nhẫn khác nhau, tuỳ vào khu vực địa lý, văn hoá, kinh tế,… Nhẫn bắn cung của các khối Đồng văn và các nước Hồi Giáo thường có hình cái muỗng có lỗ bầu dục để xỏ ngón tay cái qua. Ngoài ra còn có tác dụng làm trang sức.

Đặc biệt nhẫn bắn cung của nhà Đại Thanh (Thanh Bản Chỉ) thì có hình ống trụ tròn, vẫn xỏ cả ngón cái qua, mang vào cũng đẹp và ngầu nên cũng được dùng như trang sức. Gianglake Việt Nam hay gọi là “nhẫn Càn Long” vì thấy ổng có đeo, nghĩ đó là “nhẫn hoàng tộc” – quan niệm này không sai, nhưng thực chất, ông cũng là một cung thủ và có dùng nhẫn để bắn cung. Xem chi tiết tại bài post này:

4. Vũ khí cận chiến

Trong trường hợp bị áp sát, hết đạn hay một số tính huống chiến thuật đặc biệt, cung thủ sẽ cần chiến đấu cận chiến.
KHÔNG. Không ai dùng cung như một cây gậy để đánh nhau cả – cung là một tác phẩm thủ công mỏng manh, dễ hỏng, khi căng dây đã phải chịu lực nén rất cao. Nếu sử dụng kiểu đó, cung sẽ nổ, hỏng, mang hoạ nhiều hơn.

Vì vậy, cung thủ ra chiến trận thường sẽ mang theo vũ khí phụ chuyên dụng như: đao, kiếm, dao găm, giáo, chuỳ, búa,… 

5. Giáp trụ

Một số thì có, đôi khi thì không. Cung thủ là đơn vị chiến đấu tầm xa, nhưng không luôn luôn an toàn. Phải luôn trang bị đầy đủ bảo hộ và chuẩn bị cho mọi trường hợp – cung thủ sẽ tăng tỉ lệ sống sót trở về và nhận lương.

Những dòng giáp trụ hạng nhẹ là đủ cho các cung thủ sử dụng, mà không bị vướng tay vướng chân quá nhiều, ảnh hưởng đến việc bắn, ngắm, giương cung,…
Hoặc, cung thủ phải biết các kĩ thuật bắn sao cho dây cung không bị vướng vào người – bạn thấy đó, bắn cung kiểu truyền thống thì hay nghiêng người về phía trước, đều có lý do của nó